Các yếu tố thuộc về tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 48)

1.3.3.1. Quan điểm của nhà quản lý về động lực làm việc

Động lực làm việc là một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả mang lại thành công cho tổ chức và tạo không khí làm việc tích cực, tự giác cho người lao động, tuy nhiên không phải nhà quản lý nào cũng hiểu và có những giải pháp đầu tư thích đáng cho hoạt động này. Tạo động lực làm việc cho viên chức không chỉ là những quan điểm, chính sách mang tính vĩ mô được thể hiện trong mục tiêu, kế hoạch hành động của đơn vị để tất cả cán bộ viên chức được biết và hướng đến mà đó có thể là những lời động viên, khuyến khích, khen thưởng, phản hồi tích cực trong công việc một cách kịp thời và đúng lúc từ nhà quản lý. Điều này cũng tạo nên nguồn động lực to lớn giúp viên chức yên tâm làm việc, cống hiến và phấn đấu hoàn thành mục tiêu của đơn vị.

1.3.3.2. Tiềm lực tài chính của đơn vị

Vấn đề tài chính luôn là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý; hầu hết các quan điểm, chính sách tạo động lực làm việc đều liên quan tới tài chính, để thực hiện những giải pháp tạo động lực cũng liên quan đến tài chính. Vì vậy, có nhiều giải pháp có hiệu quả cao trong việc tạo động lực làm việc, khuyến khích viên chức làm việc hăng hái nhưng lại vướng mắc ở kinh phí thực hiện khiến cho giải pháp đó bất khả thi.

1.3.3.3. Quy mô, cơ cấu tổ chức

Quy mô của tổ chức bao gồm nhiều yếu tố tạo thành như: số lượng công chức, các bộ phận, tài sản… Quy mô của tổ chức có tác động đến động lực làm việc theo hai chiều: quy mô của tổ chức càng lớn đi liền với nó là khối lượng công việc nhiều, tính chuyên nghiệp hóa cao đòi hỏi người lao động phải có năng lực thực sự, cũng như mở ra nhiều cơ hội cho họ vươn lên trong công việc. Tuy nhiên,

47

quy mô càng lớn thì số lượng nhân viên càng nhiều, cơ hội thăng tiến lại trở thành cuộc cạnh tranh mãnh liệt hơn.

Cơ cấu tổ chức là cấu trúc bên trong và các quan hệ giữa các cá nhân, bộ phận cấu thành tổ chức nhằm đảm bảo cho tổ chức vận hành tốt, đạt được các mục tiêu của tổ chức.

Có nhiều cách phân loại cơ cấu tổ chức khác nhau, căn cứ vào biểu hiện của mức độ phân quyền hay tập quyền trong quản lý ta có một số loại cơ cấu tổ chức như: cơ cấu trực tuyến hay thẳng đứng, cơ cấu chức năng, cơ cấu trực tuyến - chức năng, cơ cấu ma trận. Mỗi cơ cấu tổ chức đều có những những ưu nhược điểm nhất định, điều quan trọng là nó phải phù hợp với mục tiêu, đặc điểm của từng tổ chức với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế, thể chế hoạt động riêng biệt.

1.3.3.4. Văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá trị được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một tổ chức, đó là các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của tổ chức ấy. Văn hóa của tổ chức không có nghĩa là nó phải bền vững hay bất di bất dịch mà nó có tính mở, luôn phải được lĩnh hội cái mới tiến bộ, xóa bỏ những cái cũ lạc hậu, và nó cũng có thể bị mất đi.

Biểu hiện của văn hóa tổ chức có thể thấy trong các thể chế, được quy định trong điều lệ hoạt động có tính chất bắt buộc mọi thành viên trong tổ chức phải thực hiện. Văn hóa tổ chức cũng có thể xem xét thông qua mối quan hệ giữa các thành viên trong một tổ chức là chặt chẽ hay lỏng lẻo, đoàn kết hay cục bộ.

Như vậy, văn hóa tổ chức là một yếu tố không được thể hiện ra dưới một hình thức cụ thể nhưng đều được mọi người thừa nhận, đồng thời vai trò và sự ảnh hưởng của nó đến tổ chức, mỗi thành viên trong tổ chức là rất lớn. Nếu một tổ chức có văn hóa lâu đời, tích cực thì người lao động sẽ cảm thấy thoải mái trong môi trường đó và thỏa sức thể hiện mình, họ sẽ có động lực làm việc để hướng đến mục tiêu và duy trì văn hóa tốt đẹp vốn có của tổ chức.

48

1.3.3.5. Môi trường làm việc

Môi trường làm việc bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực công tác của mỗi cá nhân; ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cá nhân và tổ chức. Nếu môi trường làm việc thuận lợi, phù hợp, các thành viên trong tổ chức sẽ cảm thấy thoải mái về tinh thần, giảm stress,… qua đó động lực làm việc sẽ tăng lên.

Thực tế cho thấy không ít cơ quan, tổ chức, đơn vị có môi trường làm việc không tốt dẫn đến những hậu quả xấu, mất đoàn kết nội bộ, chất lượng và hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)