71
“Đào tạo” và “bồi dưỡng” là các thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng như các tài liệu nghiên cứu ở nước ta, tuy nhiên cách tiếp cận những thuật ngữ này cũng theo nhiều hướng khác nhau.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia năm 2005, “Đào tạo là làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định”; “Bồi dưỡng là làm cho năng lực hoặc phẩm chất tăng thêm”.
Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2010), tại Điều 5 giải thích: “Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học” và “Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc”.
Từ những cách tiếp cận trên, có thể hiểu: “Đào tạo là quá trình trang bị những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp thích hợp để người được đào tạo có thể đảm nhận được một công việc nhất định; bồi dưỡng là quá trình nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trên cơ sở của mặt bằng kiến thức đã được đào tạo trước đó”.
Có thể thấy rằng, cán bộ, công chức đóng vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Cùng với việc thực hiện cải cách hành chính, trong những năm qua với việc, nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức có vai trò hết sức quan trọng nhằm trang bị kiến thức, kỷ năng, phương pháp cho việc thực hiện nhiệm vụ; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp có đủ năng lực để xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại.
Chính vì thế, đào tạo, bồi dưỡng công chức là một nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cũng nhấn mạnh: “Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm nhằm trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công việc được giao”.
Việc tạo động lực làm việc thông qua đào tạo bồi dưỡng giúp công chức thỏa mãn nhu cầu phát triển riêng của bản thân. Thông qua đào tạo mỗi người mới biết
72
phát huy khả năng của mỗi cá nhân để công việc đạt hiệu quả và năng suất cao. Ngoài ra, thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, mỗi công chức cũng biết được đâu là thế mạnh của mình và đâu là điểm yếu để có thể được đào tạo, bồi dưỡng kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Từ năm 2014 đến nay, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã rất quan tâm đến công tác cử đào tạo, bồi dưỡng công chức, trong đó chú trọng đào tạo, bồi dưỡng một cách toàn diện từ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị đến các lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Trong quá trình cử đào tạo bồi dưỡng, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ chú trọng thực hiện đúng quy trình, chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng; cử đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu của từng công chức, phù hợp với nhiệm vụ và vị trí công việc đang đảm nhiệm; tập trung cử đào tạo, bồi dưỡng công chức trẻ, cán bộ đủ chuẩn được quy hoạch các chức danh, công chức còn hạn chế về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học….
Theo báo cáo tổng kết 5 năm công tác đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2011- 2015 của Phòng Nội vụ huyện Cần Giờ, kết quả đào tạo bồi dưỡng năm 2014, 2015, 2016 như sau:
Năm 2014: Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 279-KH/HU ngày 10 tháng 01 năm 2014, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2014 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức năm 2014; kết quả thống kê đối với công chức khối quản lý nhà nước:
- Về đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ: đã cử đào tạo thạc sỹ 01 công chức, cử đào tạo trình độ đại học (văn bằng 2) 03 công chức.
- Về đào tạo lý luận chính trị: cử 04 công chức tham gia lớp sơ cấp lý luận chính trị, cử 05 công chức tham gia lớp trung cấp lý luận chính trị, cử 01 công chức tham gia lớp cao cấp lý luận chính trị (hệ tập trung), cử 01 công chức tham gia các lớp đại học chính trị chuyên ngành.
- Về bồi dưỡng: cử 02 công chức tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng.
73
Năm 2015: Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 178-KH/HU ngày 23 tháng 01 năm 2015, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch số 223/KH-UBND ngày 03 tháng 10 năm 2014 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức năm 2015; kết quả thống kê đối với công chức khối quản lý nhà nước:
- Về đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ: đã cử 01 công chức tham gia đào tạo tiến sỹ, cử 01 công chức tham gia đào tạo thạc sỹ, cử 03 công chức tham gia đào tạo đại học (văn bằng 2).
- Về đào tạo lý luận chính trị: cử 03 công chức tham gia lớp sơ cấp lý luận chính trị, cử 03 công chức tham gia lớp trung cấp lý luận chính trị, cử 01 công chức tham gia lớp cao cấp lý luận chính trị (hệ tập trung), cử 04 công chức tham gia các lớp đại học chính trị chuyên ngành.
- Về bồi dưỡng: cử 03 công chức tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, cử 02 công chức tham gia các lớp bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài.
Năm 2016: Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 28-KH/HU ngày 22 tháng 02 năm 2016 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt, cán bộ, công chức, viên chức năm 2016; Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch số 268/KH-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2015 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước của huyện Cần Giờ năm 2016; kết quả thống kê đối với công chức khối quản lý nhà nước như sau:
- Về đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ: cử 02 công chức tham gia đào tạo đại học (văn bằng 2).
- Về đào tạo lý luận chính trị: cử 07 công chức tham gia lớp trung cấp lý luận chính trị, cử 01 công chức tham gia lớp cao cấp lý luận chính trị (hệ tập trung), cử 02 công chức tham gia các lớp đại học chính trị chuyên ngành.
- Về bồi dưỡng: cử 02 công chức tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, cử 01 công chức tham gia các lớp bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài.
74
Để công chức có thể an tâm công tác và học tập tốt, ngoài việc quan tâm cử đào tạo, bồi dưỡng, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ cần phải thực hiện tốt chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng.
Hiện nay, chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng ở huyện Cần Giờ được áp dụng như sau:
Cán bộ, công chức, viên chức khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng chế độ cụ thể như sau (căn cứ Công văn số 628/UBND ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ về chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng):
- Trường hợp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, tập huấn tập trung, không tập trung dưới 01 năm: Căn cứ vào khả năng ngân sách của đơn vị, thủ trưởng đơn vị quyết định định mức chi đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, tập huấn trong Quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm của đơn vị nhưng không vượt quá nội dung và định mức chi được quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 và Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 07 nam 2010 của Bộ Tài chính.
- Trường hợp đào tạo, bồi dưỡng dài hạn tập trung, không tập trung từ 01 năm trở lên: Các đối tượng được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng dài hạn được thanh toán tiên tàu xe, tiền hỗ trợ đi học theo thời gian tham dự các buổi học tại nhà trường, tiền tài liệu và học phí (không bao gồm học phí tin học, ngoại ngữ ngoài chương trình đào tạo, không thanh toán cho những trường hợp thi tuyển sinh, thi lại) cụ thể như sau:
+ Tiền học phí: thanh toán theo biên lai thu học phí của trường nhưng không vượt quá định mức quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010 của Chính phủ về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.
+ Tiền tài liệu : 400.000 đồng/năm.
+ Tiền tàu xe : thanh toán như công tác phí, cụ thể như sau: . Học tập trung:
75
Học khu vực tỉnh, thành phía Nam: thanh toán đi, về mỗi tháng một lần; Học khu vực tỉnh, thành phía Bắc: thanh toán đi, về vào các kỳ nghỉ hè, Tết âm lịch hoặc 01 lần cuối khoá.
. Học không tập trung:
Hình thức học cách ngày, học mỗi buổi tối: thanh toán đi, về mỗi ngày; Hình thức học tập trung từ 2 ngày đến 15 ngày/tháng: thanh toán đi, về mỗi lần tập trung;
Hình thức học tập trung trên 15 ngày/tháng: thanh toán tiền tàu xe như hình thức học tập trung.
Riêng các đối tượng tham gia các lớp học đào tạo dài hạn trên địa bàn huyện (trừ các lớp do Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức) có nơi công tác cách xa nơi học trên 15 km thì được thanh toán tiền tàu xe đi, về hằng ngày.
+ Hỗ trợ đi học:
. Học tập trung (không áp dụng đối với trường hợp trường đã bố trí chỗ nghỉ không thu phí):
Đối với nam: hỗ trợ 500.000 đồng/tháng; Đối với nữ: hỗ trợ 650.000 đồng/tháng. . Học không tập trung:
Hình thức học cách ngày, học mỗi buổi tối: Đối với nam, hỗ trợ 20.000 đồng/ngày; đối với nữ, hỗ trợ 30.000 đồng/ngày.
Hình thức học tập trung từ 2 ngày đến 15 ngày/tháng: Đối với nam, hỗ trợ 30.000đồng/ngày; đối với nữ, hỗ trợ 50.000 đồng/ngày.
Hình thức học tập trung trên 15 ngày/tháng: thanh toán hỗ trợ đi học như hình thức học tập trung.
Riêng các đối tượng tham gia các lớp học đào tạo dài hạn trên địa bàn huyện (trừ các lớp do Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức) có nơi công tác cách xa nơi học trên 15 km thì được thanh toán tiền hỗ trợ đi học 15.000 đồng/ngày.
76
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng công chức một cách hợp lý tác giả đã tiến hành khảo sát công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ở một số khía cạnh như:
Khi được yêu cầu đánh giá theo các mức độ nội dung “công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công chức được quan tâm”, kết quả thu được: 32,26% công chức hoàn toàn đồng ý; 30,32% công chức cơ bản đồng ý; 19,35% công chức đánh giá bình thường; 9,68% công chức đồng ý một phần; 8,39% công chức hoàn toàn không đồng ý. Như vậy, chỉ có khoảng 62% công chức cho rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công chức được quan tâm.
Khi được yêu cầu đánh giá theo các mức độ nội dung “công tác đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện thường xuyên, phù hợp với vị trí công tác”, kết quả thu được: 32,26% công chức hoàn toàn đồng ý; 29,03% công chức cơ bản đồng ý; 23,23% công chức đánh giá bình thường; 9,03% công chức đồng ý một phần; 6,46% công chức hoàn toàn không đồng ý. Như vậy, chỉ có khoảng 61% công chức cho rằng việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện thường xuyên, phù hợp với vị trí công tác.
Kết quả khảo sát cho thấy rằng, hơn ½ số lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ hài lòng về công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ nhưng tỉ lệ này còn nằm ở mức trung bình, cần phải có sự nghiên cứu, chú trọng hơn nữa để thực hiện tốt hơn việc nâng cao chất lượng công chức nhằm giúp nâng cao hơn nữa chất lượng công việc được giao.
Mặc khác qua số liệu thống kê đào tạo bồi dưỡng năm 2014, 2015, 2016, có thể thấy rõ sự quan tâm của Ủy ban nhân dân huyện, tuy nhiên việc đào tạo còn tập trung về đào tạo chuyên môn, lý luận chính trị; có cử tham gia các lớp bồi dưỡng nhưng chủ yếu là công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Các lớp bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ cho công chức còn rất ít, hầu như các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học là không có, mặc dù tỉ lệ công chức không có trình độ ngoại ngữ chiếm 27%, tin học chiếm 21%.
77
Trong giai đoạn hiện nay, việc đào tạo, bồi dưỡng công chức là rất quan trọng nhằm đáp ứng tốt yêu cầu quy hoạch cán bộ, tạo nên một đội ngũ công chức đảm bảo đầy đủ các yếu tố cần thiết khi thực hiện công tác cán bộ, đây cũng được xem như một yếu tố tạo động lực cho công chức, giúp họ phấn đấu công tác tốt hơn. Thông qua thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trình độ đội ngũ công chức đã tăng lên đáng kể. Sau khi hoàn tất khóa học nâng cao trình độ, một số công chức đã được bổ nhiệm vào một số chức vụ, chức danh phù hợp với trình độ chuyên môn; ngoài ra một số công chức còn được bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu số liệu và thực hiện khảo sát, tác giả nhận thấy rằng việc đào tạo, bồi dưỡng công chức còn một số hạn chế sau đây:
- Chưa bám sát được tiến độ học tập của công chức được cử đi học để nhắc nhở, giải quyết khó khăn trong quá trình học tập của công chức, để xảy ra trường hợp công chức không hoàn thành khóa học, bỏ học giữa chừng.
- Đào tạo, bồi dưỡng mới chỉ được xem như việc thực hiện kế hoạch hàng năm phụ thuộc vào việc mở các lớp của Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Nội vụ; chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của đào tạo, bồi dưỡng là một cách đầu tư vào nguồn nhân lực; chưa chú trọng đào tạo bồi dưỡng theo nhu cầu của công chức, chưa nắm bắt được nội dung các lớp đào tạo, bồi dưỡng có đáp ứng những phần việc liên quan đến công việc hàng ngày của công chức mà công chức cảm thấy có hiệu quả nhất.
- Chưa có cơ chế đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng công chức sau khi đã hoàn thành xong khóa học; chỉ mới quan tâm xem công chức có hoàn thành khóa học hay không?
- Chỉ mới dừng lại ở việc đăng ký nhu cầu và cử đi học, chưa thực sự tìm hiểu cụ thể về thời lượng, nội dung các lớp học…