Khái quát chung về huyện Cần Giờ và Ủy ban nhân dân huyện Cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 53)

2.1. Khái quát chung về huyện Cần Giờ và Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ Giờ

2.1. Khái quát chung về huyện Cần Giờ và Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ Giờ tâm thành phố khoảng 55 km, có diện tích tự nhiên 71.361 ha, chiếm 1/3 diện tích thành phố Hồ Chí Minh. Huyện được bao bọc bởi các sông lớn, một số khúc sông là ranh giới tự nhiên như Lòng Tàu, Soài Rạp, Thị Vải, Đồng Tranh, Cái Mép, Gò Gia; phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai, huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; phía Tây giáp huyện Cần Giuộc tỉnh Long An, huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang; phía Bắc giáp huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh; phía Nam giáp Biển Đông.

Cần Giờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có ưu thế về đa dạng sinh học, khí hậu trong lành gắn với cảnh quan tươi đẹp là nguồn tài nguyên lớn để phát triển ngành du lịch. Huyện có hệ thống sông rạch chằng chịt, diện tích mặt nước 23.000 ha, chiếm 25% diện tích tự nhiên là lợi thế đa dạng tài nguyên nền cho giao thông, du lịch, phát triển nuôi trồng thủy, hải sản.

Huyện Cần Giờ là một trong 24 quận, huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, gồm 6 xã và 1 thị trấn: xã Bình Khánh, xã Tam Thôn Hiệp, xã An Thới Đông, xã Lý Nhơn, xã Long Hòa, xã Thạnh An và thị trấn Cần Thạnh.

Cần Giờ là huyện biển duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh. Định hướng phát triển kinh tế biển với trọng tâm xây dựng Cần Giờ là Trung tâm Du lịch sinh thái của thành phố Hồ Chí Minh, gắn với phát huy cao giá trị Rừng Phòng hộ Cần Giờ - Khu dự trữ sinh quyển thế giới, tạo tiền đề xây dựng huyện Cần Giờ thành huyện nông thôn mới của thành phố và cùng với sự hỗ trợ của thành phố để huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)