Đánh giá kết quả thực hiện công việc là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và liên tục nhằm giúp cho lãnh đạo, quản lý các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy
99
ban nhân dân huyện có cái nhìn bao quát về năng lực và mức độ hoàn thành công việc của công chức, làm sơ sở để thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến công chức như khen thưởng, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đề bạt….
Để có cơ sở chính xác để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công chức, cần phải có một bản tiêu chuẩn đánh giá công việc rõ ràng, cụ thể, làm tiền đề cho việc đánh giá hợp lý và công bằng đối với kết quả đạt được của công chức, với những nỗ lực cống hiến của họ. Việc này đòi hỏi những cố gắng rất lớn từ phía là lãnh đạo, quản lý và công chức.
Việc đổi mới công tác đánh giá nhằm làm cho công chức có cái nhìn khách quan hơn, không chỉ đơn thuần là xem xét, tìm ra những hạn chế của họ mà là xem xét một cách khái quát cả quá trình và kết quả mà công chức đạt được một cách công bằng, khách quan, khoa học. Do đó, việc đổi mới công tác thực hiện nhiệm vụ phải xuất phát từ những nội dung trọng tâm sau:
Thứ nhất, phải được tiến hành thường xuyên như hàng năm, theo quý, theo
từng vụ việc. Khi đánh giá có thể áp dụng hình thức dân chủ, lấy ý kiến trực tiếp để đảm bảo tính khách quan.
Thứ hai, công tác đánh giá quá trình thực hiện công việc cần phải được thực
hiện hai chiều, từ người quản lý, lãnh đạo trực tiếp đối với công chức và ngược lại nhằm tăng cường hiệu quả của công tác đánh giá, giảm động lực làm việc của công chức. Việc xem xét ý kiến của công chức trong đánh giá giúp cho lãnh đạo trực tiếp có thêm thông tin, làm cơ sở cho việc kết luận các hình thức đánh giá đối với công chức một cách công tâm và chính xác.
Thứ ba, xây dựng các tiêu chí đánh giá một cách khoa học, ngoài việc đánh
giá dựa vào ý thức chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; ý thức tổ chức kỷ luật; kết quả thực hiện nhiệm vụ, mối quan hệ với đồng nghiệp; đạo đức, lối sống; thái độ đối với nhân dân… mang tính lý tính và chung chung cần phải xây dựng một hệ thống tiêu chí rõ ràng, cụ thể, gắn với từng vị trí công việc.
Thứ tư, sau khi đánh giá, cần có sự thông tin, lấy ý kiến trực tiếp đối với
100
không phù hợp. Có như thế thì công tác đánh giá thực hiện nhiệm vụ của công chức mới thật sự công bằng và đạt hiệu quả cao nhất.