Đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp du lịch bình định (Trang 36 - 37)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.2.3.4. Đánh giá rủi ro

Mỗi đơn vị luôn phải đối phó với hàng loạt rủi ro từ bên trong lẫn bên ngoài. Điều kiện tiên quyết để đánh giá rủ ro là thiết lập mục tiêu. Mục tiêu đƣợc thiết lập ở các mức độ khác nhau và phải nhất quán. Đánh giá rủ ro là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hƣởng đến việc đạt đƣợc mục tiêu, từ đó có thể quản trị đƣợc rủi ro. Do điều kiện kinh tế, đặc điểm và hoạt động kinh doanh, những quy định luôn thay đổi, nên cơ chế nhận dạng và đối phó rủi ro phải liên kết với sự thay đổi này.

Các nhân tố bên trong và bên ngoài có thể tạo ra các sự kiện có ảnh hƣởng đến việc đạt đƣợc mục tiêu của đơn vị. Tuy nhiên các sự kiện này tác động đến từng đơn vị là khác nhau. Vì vậy, trong việc đánh giá rủi ro, đơn vị phải xem xét các sự kiện trong hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của đơn vị mình chẳng hạn nhƣ quy mô của đơn vị, sự phức tạp của các hoạt động, mức độ tác động của các quy định lên các

hoạt động của đơn vị…

Để đo lƣờng khả năng xuất hiện của một sự kiện, có thể dùng các chỉ tiêu định tính nhƣ cao, thấp, trung bình hoặc các cấp độ chi tiết khác. Hoặc có thể dùng chỉ tiêu định lƣợng nhƣ tỷ lệ xuất hiện, tần suất xuất hiện.

Kỹ thuật đánh giá rủi ro: Khi đánh giá rủi ro đơn vị thƣờng sử dụng kết hợp kỹ thuật định tính và đinh lƣợng. Kỹ thuật định tính đƣợc sử dụng khi rủi ro không thể định lƣợng đƣợc hoặc khi dữ liệu đầu vào không đủ tin cậy hoặc khi không tƣơng xứng với chi phí định lƣợng. Kỹ thuật định lƣợng đƣợc sử dụng cho các hoạt động phức tạp, thƣờng phải sử dụng mô hình toán học và cho kết quả chính xác hơn so với kỹ thuật định tính.

Các kỹ thuật định lƣợng dùng để đánh giá rủi ro:

So sánh: so sánh các chu trình giữa các đơn vị trong ngành, hoặc giữa các ngành với nhau bằng cách đánh giá các sự kiện hay chu trình cụ thể đối với từng đơn vị, sau đó so sánh kết quả.

- Mô hình xác suất: xác định tác động của sự kiện tại các xác suất khác nhau. Sau đó, xác định sự tác động tƣơng ứng với các độ tin cậy khác nhau.

- Mô hình phi xác suất: đƣa ra các giả định về việc đạt mục tiêu và đánh giá các rủi ro tƣơng ứng mà không sử dụng các chỉ tiêu định lƣợng để đánh giá khả năng xảy ra sự kiện.

Một hệ thống KSNB hữu hiệu cần có khả năng đánh giá các rủi ro. Một trong những tiền đề quan trọng của việc đánh giá rủi ro là phải xác định đƣợc mục tiêu của doanh nghiệp, bởi vì, một sự kiện chỉ là rủi ro nếu nó đe doạ đến mục tiêu của doanh nghiệp và mức trọng yêu của nó tuỳ thuộc vào mức độ có có thể tác động xấu đến các mục tiêu của tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp du lịch bình định (Trang 36 - 37)