Khái quát về rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp du lịch bình định (Trang 41)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.2.4.1. Khái quát về rủi ro

Có rất nhiều định nghĩa về rủi ro khác nhau, theo John Haynes (1985), rủi ro là khả năng xảy ra những hƣ hỏng hay mất mát một cách tình cờ đối với đơn vị, sự kiện không chắc chắn đƣợc coi là rủi ro khi nó sẽ có những tác động xấu đến kết quả của đơn vị.

Theo Frank H.Knight (1921) và Irving Pfeffer (1956), rủi ro là sự kiện trong tƣơng lai mà có thể đo lƣờng đƣợc sự tác động, rủi ro liên quan đến những tổn thất, còn sự kiện không chắc chắn là những sự kiện không thể đo lƣờng đƣợc sự tác động, và nó liên quan đến những lợi ích mà đơn vị có trong tƣơng lai.

Hiện nay chƣa có một hệ thống phân loại rủi ro chuẩn nào, tuy nhiên theo Đoàn Thị Hồng Vân và cộng sự (2013) thì nếu căn cứ vào nguồn gốc, bản chất của rủi ro có thể phân loại rủi ro nhƣ sau:

- Phân loại theo tính chất rủi ro: Có 2 loại rủi ro:

+ Rủi ro suy đoán: Là rủi ro mà trong đó những cơ hội tạo ra thuận lợi gắn liền với những nguy cơ gây ra tổn thất.

+ Rủi ro thuần túy: Nó tồn tại khi có một nguy cơ tổn thất nhƣng không có cơ hội sinh lời đƣợc

- Phân loại theo phạm vi ảnh hƣởng của rủi ro:

+ Rủi ro cơ bản: Là rủi ro xảy ra từ những nguyên nhân không nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp.

+ Rủi ro riêng biệt: Là rủi ro xuất phát từ các biến cố khách quan và chủ quan của từng cá nhân, doanh nghiệp .

- Phân loại theo nguồn gốc của rủi ro:

+ Rủi ro từ các yếu tố bên ngoài nhƣ rủi ro từ môi trƣờng, chính trị, xã hội… + Rủi ro từ các yếu tố bên trong: Loại rủi ro này do các yếu tố hành vi trực

tiếp từ con ngƣời hoặc doanh nghiệp . 2.2.4.2. Khái quát về quản trị rủi ro

Theo COSO 2004 – khuôn mẫu KSNB theo hƣớng QTRR định nghĩa về QTRR nhƣ sau: “QTRR là một quá trình bị chi phối bởi hội đồng quản trị, nhà quản lý và nhân viên của đơn vị, áp dụng trong việc thiết lập chiến lƣợc toàn đơn vị và áp dụng cho tất cả các cấp độ trong đơn vị, đƣợc thiết kế để nhận dạng các sự kiện tiềm tàng có thể ảnh hƣởng đến đơn vị và QTRR trong phạm vi rủi ro chấp nhận đƣợc để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của đơn vị.”

-Mục tiêu QTRR

Theo báo cáo COSO 2004 – KSNB hƣớng đến QTRR, QTRR doanh nghiệp nhằm đạt đƣợc 4 mục tiêu chính:

+ Mục tiêu chiến lƣợc: liên quan đến các mục tiêu tổng thể và phục vụ cho sứ mạng của đơn vị.

+ Mục tiêu hoạt động: liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực hữu hiệu và hiệu quả.

+ Mục tiêu báo cáo: liên quan đến tính đáng tin cậy của báo cáo đơn vị. + Mục tiêu tuân thủ: đảm bảo hợp lý việc chấp hành các luật lệ và quy định.

-Tính hữu hiệu QTRR

Theo Báo cáo COSO 2004, các thành phần của hệ thống KSNB đƣợc coi là một tiêu chí cho tính hữu hiệu của QTRR công ty. QTRR hữu hiệu khi hệ thống KSNB có đủ 5 thành phần và các thành phần hoạt động đúng chức năng. Bởi vì khi đó QTRR sẽ có ít yếu kém và rủi ro ở mức độ rủi ro có thể chấp nhận.

+ QTRR đƣợc cho là hữu hiệu khi đạt đƣợc bốn nhóm mục tiêu đã đề ra, khi đó Hội đồng quản trị và ban lãnh đạo đảm bảo hợp lý rằng họ hiểu để đạt đƣợc các mục tiêu về chiến lƣợc và hoạt động, đồng thời báo cáo của đơn vị phải trung thực hợp lý cũng nhƣ đơn vị phải tuân thủ pháp luật và các quy định.

+ Tám thành phần của hệ thống KSNB có thể hoạt động khác nhau ở từng đơn vị cụ thể. Ví dụ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì có thể các thành phần này ít có cấu trúc cụ thể, hoặc hình thức không chính thức. Tuy nhiên các công ty này vẫn có

QTRR hữu hiệu miễn là có 5 thành phần này hiện diện và mỗi thành phần hoạt động đúng chức năng để đạt đƣợc các mục tiêu.

2.3. Mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và các mục tiêu QTRR

Có một mối quan hệ trực tiếp giữa các mục tiêu – cái mà đơn vị nỗ lực để đạt đƣợc và các thành phần của QTRR – là những điều cần thiết để đạt đƣợc các mục tiêu đó. Mối quan hệ này đƣợc mô tả trong ma trận ba chiều, dƣới hình thức của một khối lập phƣơng.

Hình 2.1: Mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và các mục tiêu QTRR

( Nguồn: báo cáo COSO 2004)

Bốn nhóm mục tiêu là chiến lƣợc, hoạt động, báo cáo và tuân thủ đƣợc thể hiện ở cột dọc, tám thành phần đƣợc thể hiện ở hàng ngang, và các cấp độ của đơn vị đƣợc thể hiện ở không gian ba chiều. Mô tả này thể hiện khả năng tập trung vào toàn bộ hệ thống QTRR của đơn vị, hoặc theo các nhóm mục tiêu, hoặc theo các thành phần, cấp độ đơn vị hoặc bất kỳ cấp độ con nào.

Theo hàng ngang mỗi bộ phần đều cần thiết cho việc đạt đƣợc 3 nhóm mục tiêu. Thí dụ các thông tin tài chính và phi tài chính – một thành phận của bộ phận Thông tin và truyền thông – cần thiết cho việc quản lý tổ chức một cách hữu hiệu và hiệu quả, đồng thời cũng rất hữu ích để lập đƣợc báo cáo tài chính đáng tin cậy và cũng cần thiết khi đánh giá sự tuân thủ phát luận và các quy định.

của kiểm soát nội bộ. Nói cách khác cả 8 bộ phận hợp thành của kiểm soát nội bộ đều hữu ích và quan trọng trong việc giúp cho tổ chức đạt đƣợc một trong ba nhóm mục tiêu trên. Thí dụ để tổ chức hoạt động hữu hiệu và hiệu quả, cả 8 bộ phận của kiểm soát nội bộ đều quan trọng và góp phần tích cực vào việc đạt đƣợc các mục tiêu.

Kiểm soát nội bộ liên quan đến từng bộ phận, từng hoạt động của tổ chức và toàn bộ tổ chức nói chung. Chẳng hạn môi trƣờng nội bộ sẽ ảnh hƣớng đến mục tiêu hoạt động của một phòng chức năng, vi dụ phòng kinh doanh.

Tóm tắt chƣơng 2

Nội dung của chƣơng 2 là những lý luận cơ bản về hệ thống KSNB theo hƣớng QTRR và nền tảng cho việc nghiên cứu hệ thống KSNB cũng nhƣ QTRR hữu hiệu. Chƣơng này tác giả chủ yếu tìm hiểu về KSNB, QTRR, đồng thời tìm hiểu kỹ các bộ phận cấu thành nên hệ thống KSNB theo hƣớng QTRR dựa trên khuôn mẫu Báo cáo COSO 2004 và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành với mục tiêu của KSNB theo hƣớng QTRR.

Từ kết quả tìm hiểu đƣợc, là cơ sở để tác giả xác định các biến thang đo cho biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình nghiên cứu sau này.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khung nghiên cứu của đề tài

Sơ đồ 3.1: Khung nghiên cứu của đề tài

(Nguồn: Tác giả tự xây dưng)

Giải thích: Từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu để làm định hƣớng cho quá trình nghiên cứu của mình. Tiếp đó, tác giả tìm hiểu về các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc trƣớc đây có liên quan đến nội dung đề tài, để

Câu hỏi nghiên cứu

Tổng quan các nghiên cứu trƣớc Và cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu tác động của bộ phận cấu thành hệ thống KSNB đến tính hữu hiệu QTRR

Nghiên cứu định lƣợng - Khảo sát chính thức - Đánh giá thang đo - Hồi quy đa biến

Kết luận và kiến nghị Mục tiêu nghiên cứu

từ đó học hỏi phƣơng pháp nghiên cứu, cách thiết kế thang đo, …Dựa trên khuôn mẫu báo cáo COSO 2004, tác giả thiết lập 8 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc của mô hình nghiên cứu, đồng thời xây dựng các biến quan sát để đo lƣờng các biến độc lập này. Từ đây tác giả sẽ tiến hành thực hiện nghiên cứu định lƣợng với quá trình thiết kế bảng câu hỏi, khảo sát thu thập dữ liệu, thực hiện hồi quy đa biến để tìm mối quan hệ nhân quả giữa các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB với tính hữu hiệu QTRR.

3.2. Thiết kế quy trình nghiên cứu định lƣợng

Sơ đồ 3.2: Quy trình phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng

(Nguồn: Tác giả tự xây dưng)

Giải thích: Tác giả dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết là Báo cáo COSO 2004, tiến hành thiết kế bảng câu hỏi khảo sát thử. Bảng câu hỏi với nội dung liên quan đến 8 biến độc lập là 8 bộ phận cấu thành nên hệ thống KSNB. Dựa trên Báo cáo COSO 2004, tác giả xây dựng các biến quan sát cho từng biến độc lập và biến phụ thuộc. Đồng thời xây dựng một số thang đo đặc thù của ngành du lịch Bình Định. Bảng câu hỏi thử sẽ đƣợc gửi tới nhà quản lý doanh nghiệp, KSNB hoặc Kiểm toán viên để xin ý kiến về các câu hỏi đã đƣợc tác giả thiết kế: Câu hỏi có dễ hiểu, có cần thêm bớt câu hỏi nào không, thang đo nhƣ vậy đã phù hợp chƣa… Sau khi có câu trả lời, tác giả điều chỉnh lại câu hỏi, thang đo cho phù hợp và đƣa ra bảng khảo sát chính thức. Bảng khảo sát chính thức sẽ đƣợc gửi tới các công ty du lịch qua hình thức trực tiếp hoặc qua mail. Dữ liệu thu về sẽ đƣợc làm sạch và kiểm định bằng

Xây dựng bảng khảo sát thử Thiết lập bảng khảo sát chính thức Thu thập, khảo sát dữ liệu Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha, EFA

Mô hình hồi quy đa biến (MLR) Kết quả và bàn luận

Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo, trƣớc khi tiến hành chạy mô hình hồi quy đa biến. Từ kết quả chạy mô hình, tác giả đƣa ra các nhận xét về tác động của từng biến độc lập tới biến phụ thuộc, từ đó đƣa ra các chính sách phù hợp để hoàn thiện hệ thống KSNB theo hƣớng QTRR nhằm nâng cao tính hữu hiệu QTRR.

3.3. Mô hình nghiên cứu dự kiến

3.3.1. Giả thuyết nghiên cứu

H1: Môi trƣờng nội bộ phù hợp sẽ tác động tích cực đến tính hữu hiệu QTRR. H2: Việc thiết lập phù hợp các mục tiêu sẽ tác động tích cực tính hữu hiệu QTRR cho doanh nghiệp.

H3: Nhận dạng phù hợp sự kiện tiềm tàng sẽ tác động tích cực tới tính hữu hiệu QTRR.

H4: Việc đánh giá phù hợp các rủi ro sẽ tác động tích cực đến quá trình QTRR hữu hiệu hơn.

H5: Lựa chọn phản ứng rủi ro phù hợp sẽ có tác động tích cực đến tính hữu hiệu QTRR.

H6: Hoạt động kiểm soát càng phù hợp sẽ tác động tích cực tính hữu hiệu QTRR.

H7: Thông tin truyền thông phù hợp có tác động tích cực tới tính hữu hiệu QTRR.

3.3.2. Mô hình nghiên cứu.

Sơ đồ 3.3: Mô hình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tự xây dựng).

3.4. Thiết kế nghiên cứu

3.4.1. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi

Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ 1-5 (1 là hoàn toàn không có, 2 là có ít, 3 là trung bình, 4 là có nhiều, 5 là hoàn toàn có đủ) để ngƣời trả lời đánh giá về sự tồn tại của các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB theo hƣớng QTRR. Thang đo Likert 5 mức độ (1 là hoàn toàn không đồng ý, 2 là không đồng ý, 3 là trung bình, 4 là đồng ý, 5 là hoàn toàn đồng ý) cũng đƣợc sử dụng để đánh giá tính hữu hiệu

Môi trƣờng nội bộ (+) Thiết lập mục tiêu (+) Nhận diện sự kiện tiềm tàng (+) Đánh giá rủi ro (+) (+) Giám sát (+) Tính hữu hiệu QTRR Hoạt động kiểm soát (+)

Thông tin và truyền thông (+)

QTRR. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng thang đo định danh đối với các thông tin ban đầu nhƣ Họ và tên, chức danh, tên doanh nghiệp , địa chỉ, loại hình doanh nghiệp …

Bảng câu hỏi khảo sát đƣợc thiết kế dựa trên 8 yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB theo báo cáo COSO 2004 và tính hữu hiệu QTRR đồng thời có tham khảo hệ thống câu hỏi khảo sát nghiên cƣu của Nguyễn Thị Lan Phƣơng (2016). Trƣớc hết tác giả thiết kế bảng khảo sát thử, mỗi yếu tố cấu thành tác giả đƣa ra 4-5 biến quan sát. Bảng khảo sát thử này đƣợc gửi đến các chuyên gia trong lĩnh vực KSNB (Nhà quản lý doanh nghiệp, lãnh đạo bộ phận KSNB…), nhằm mục đích xem xét các thang đo tác giả đƣa ra có dễ hiểu và đƣợc hiểu đúng hay không. Từ nhìn nhận của chuyên gia, tác giả tiến hành điều chỉnh câu hỏi (thêm hoặc bớt các câu hỏi, thay đổi cách trình bày, diễn đạt) cho phù hợp. Kết quả khảo sát thử cho thấy, các chuyên gia đều đồng ý với bảng hỏi tác giả đƣa ra, tuy nhiên các ý kiến cho rằng một số câu hỏi liên quan đến rủi ro cụ thể trong ngành du lịch hoàn toàn không tồn tại ở Bình Định (nhƣ rủi ro về bạo động, chiến tranh, xã hội…), tác giả không nên đƣa vào thang đo, đồng thời trong bảng hỏi nhiều câu còn mang tính hàn lâm, khó hiểu, do đó tác giả nên chú thích thêm một số thuật ngữ. Tiếp thu những ý kiến góp ý của các chuyên gia, tác giả đã bổ sung các giải thích trong bảng hỏi, bỏ bớt 1 vài câu hỏi để có đƣợc bảng khảo sát chính thức, cụ thể:

- Biến độc lập: Dựa trên khuôn khổ Báo cáo COSO, các nghiên cứu trƣớc có liên quan đồng thời tham khảo tài liệu quản lý rủi ro trong ngành du lịch, tác giả xây dựng các biến thang đo cụ thể cho 8 biến độc lập chính là 8 bộ phận cấu thành hệ thống KSNB theo hƣớng QTRR, bao gồm: Môi trƣờng nội bộ, thiết lập mục tiêu, nhận dạng sự kiện tiềm tàng, đánh giá rủi ro, phản ứng với rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, và giám sát. (Phụ lục 1 – Phiếu khảo sát).

- Biến phụ thuộc: Theo báo cáo COSO 2004, tính hữu hiệu QTRR đạt đƣợc khi doanh nghiệp có đủ 8 thành phần trong hệ thống KSNB theo hƣớng QTRR, từng thành phần hoạt động đúng chức năng và đạt đƣợc các mục tiêu QTRR. Do đó tác giả đo lƣờng tính hữu hiệu QTRR thông qua việc doanh nghiệp có đạt đƣợc các mục tiêu của hệ thống KSNB theo hƣớng QTRR hay không. (Phụ lục 01– Phiếu khảo sát).

Ngoài ra bảng câu hỏi khảo sát còn có các thông tin chung liên quan đến doanh nghiệp và ngƣời đƣợc khảo sát nhƣ: Chức danh, tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, vốn đầu tƣ, số lao động, doanh thu 2018…

3.4.2. Lấy mẫu khảo sát và quá trình thu thập dữ liệu

Phƣơng pháp chọn mẫu: Phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác suất. Kích thƣớc mẫu: Theo Tabachnick & Fidell (1996) và Nguyễn Đình Thọ (2012) để phân tích hồi quy đạt kết quả tốt nhất, kích thƣớc mẫu phải thỏa công thức n>=8m+50 trong đó n là kích thƣớc mẫu tối thiểu, m là số biến độc lập của mô hình. Nhƣ vậy, đề tài với 8 biến độc lập, kích thƣớc mẫu tối thiểu là 114 mẫu (1). Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA kích thƣớc mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát (Hair & ctg, 1998) hoặc số quan sát (kích thƣớc mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Tác giả sử dụng công thức là n >= 4*m (với n là kích thƣớc mẫu, m là số biến quan sát – biến thang đo), tính ra cỡ mẫu tối thiểu cho phân tích EFA là 152 quan sát (2). Kết hợp điều kiện (1) và (2) cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu này là 152 phiếu, thực tế tác giả thu thập đƣợc 310 phiếu, thỏa mãn điều kiện nghiên cứu.

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: Tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát chính thức đến lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch Bình Định nhƣ giám đốc, phó giám đốc, trƣởng phó phòng hoặc nhân viên kế toán bằng cách phát trực tiếp, hoặc gửi qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp du lịch bình định (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)