Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp du lịch bình định (Trang 48 - 50)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.4.1. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi

Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ 1-5 (1 là hoàn toàn không có, 2 là có ít, 3 là trung bình, 4 là có nhiều, 5 là hoàn toàn có đủ) để ngƣời trả lời đánh giá về sự tồn tại của các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB theo hƣớng QTRR. Thang đo Likert 5 mức độ (1 là hoàn toàn không đồng ý, 2 là không đồng ý, 3 là trung bình, 4 là đồng ý, 5 là hoàn toàn đồng ý) cũng đƣợc sử dụng để đánh giá tính hữu hiệu

Môi trƣờng nội bộ (+) Thiết lập mục tiêu (+) Nhận diện sự kiện tiềm tàng (+) Đánh giá rủi ro (+) (+) Giám sát (+) Tính hữu hiệu QTRR Hoạt động kiểm soát (+)

Thông tin và truyền thông (+)

QTRR. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng thang đo định danh đối với các thông tin ban đầu nhƣ Họ và tên, chức danh, tên doanh nghiệp , địa chỉ, loại hình doanh nghiệp …

Bảng câu hỏi khảo sát đƣợc thiết kế dựa trên 8 yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB theo báo cáo COSO 2004 và tính hữu hiệu QTRR đồng thời có tham khảo hệ thống câu hỏi khảo sát nghiên cƣu của Nguyễn Thị Lan Phƣơng (2016). Trƣớc hết tác giả thiết kế bảng khảo sát thử, mỗi yếu tố cấu thành tác giả đƣa ra 4-5 biến quan sát. Bảng khảo sát thử này đƣợc gửi đến các chuyên gia trong lĩnh vực KSNB (Nhà quản lý doanh nghiệp, lãnh đạo bộ phận KSNB…), nhằm mục đích xem xét các thang đo tác giả đƣa ra có dễ hiểu và đƣợc hiểu đúng hay không. Từ nhìn nhận của chuyên gia, tác giả tiến hành điều chỉnh câu hỏi (thêm hoặc bớt các câu hỏi, thay đổi cách trình bày, diễn đạt) cho phù hợp. Kết quả khảo sát thử cho thấy, các chuyên gia đều đồng ý với bảng hỏi tác giả đƣa ra, tuy nhiên các ý kiến cho rằng một số câu hỏi liên quan đến rủi ro cụ thể trong ngành du lịch hoàn toàn không tồn tại ở Bình Định (nhƣ rủi ro về bạo động, chiến tranh, xã hội…), tác giả không nên đƣa vào thang đo, đồng thời trong bảng hỏi nhiều câu còn mang tính hàn lâm, khó hiểu, do đó tác giả nên chú thích thêm một số thuật ngữ. Tiếp thu những ý kiến góp ý của các chuyên gia, tác giả đã bổ sung các giải thích trong bảng hỏi, bỏ bớt 1 vài câu hỏi để có đƣợc bảng khảo sát chính thức, cụ thể:

- Biến độc lập: Dựa trên khuôn khổ Báo cáo COSO, các nghiên cứu trƣớc có liên quan đồng thời tham khảo tài liệu quản lý rủi ro trong ngành du lịch, tác giả xây dựng các biến thang đo cụ thể cho 8 biến độc lập chính là 8 bộ phận cấu thành hệ thống KSNB theo hƣớng QTRR, bao gồm: Môi trƣờng nội bộ, thiết lập mục tiêu, nhận dạng sự kiện tiềm tàng, đánh giá rủi ro, phản ứng với rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, và giám sát. (Phụ lục 1 – Phiếu khảo sát).

- Biến phụ thuộc: Theo báo cáo COSO 2004, tính hữu hiệu QTRR đạt đƣợc khi doanh nghiệp có đủ 8 thành phần trong hệ thống KSNB theo hƣớng QTRR, từng thành phần hoạt động đúng chức năng và đạt đƣợc các mục tiêu QTRR. Do đó tác giả đo lƣờng tính hữu hiệu QTRR thông qua việc doanh nghiệp có đạt đƣợc các mục tiêu của hệ thống KSNB theo hƣớng QTRR hay không. (Phụ lục 01– Phiếu khảo sát).

Ngoài ra bảng câu hỏi khảo sát còn có các thông tin chung liên quan đến doanh nghiệp và ngƣời đƣợc khảo sát nhƣ: Chức danh, tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, vốn đầu tƣ, số lao động, doanh thu 2018…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp du lịch bình định (Trang 48 - 50)