Vài nét sơ lược về du lịch thế giới và Việt Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp du lịch bình định (Trang 53 - 55)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

4.1.1. Vài nét sơ lược về du lịch thế giới và Việt Nam thời gian qua

Theo số liệu mới nhất do Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) công bố ngày 21/1, số lƣợt khách du lịch quốc tế đã tăng 6% trong năm 2018 lên 1,4 tỷ lƣợt tổng cộng nhờ kinh tế tăng vững mạnh và chi phí du lịch bằng đƣờng hàng không có giá cả phải chăng hơn.

Hồi năm 2010, UNWTO đã dự báo rằng số lƣợt khách du lịch quốc tế sẽ chỉ đạt mốc 1,4 tỷ vào năm 2020. Nhƣng giờ đây, tình hình tăng trƣởng kinh tế mạnh hơn, du lịch bằng đƣờng hàng không có giá "dễ thở" hơn, cùng với việc các nƣớc đều nới lỏng cơ chế cấp thị thực hơn đã giúp thúc đẩy hoạt động du lịch trên toàn thế giới.

UNWTO cũng đƣa ra dự đoán hoạt động du lịch trên toàn cầu sẽ tăng trƣởng khoảng 3-4% trong năm 2019.

Theo tổ chức du lịch trực thuộc Liên hợp quốc này, giá nhiên liệu ổn định sẽ góp phần làm chi phí du lịch bằng hàng không phải chăng hơn, trong khi việc kết nối hàng không tiếp tiếp tục đƣợc cải thiện ở nhiều điểm đến.

Việc ra nƣớc ngoài du lịch của ngƣời dân thuộc các thị trƣờng mới nổi, nhất là Ấn Độ và Nga, dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh. Song, WTO cũng cảnh báo rằng những bất ổn liên quan đến tiến trình Brexit, cũng nhƣ căng thẳng địa chính trị và thƣơng mại có thể khiến các nhà đầu tƣ và khách du lịch có tâm lý thận trọng hơn.

UNWTO cũng đề cập đến việc lƣợng khách đổ đến Nam Âu, Trung Đông và châu Phi tăng mạnh là một trong những động lực thúc đẩy du lịch quốc tế.

Mặc dù lƣợng khách đến Bắc Mỹ chỉ tăng 4%, ngành du lịch của châu Âu, châu Phi và khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng đều hoạt động tốt hơn với mức tăng lần lƣợt là 6%, 7% và 6%.

Lƣợng khách đến châu Âu trong năm vừa qua đạt 713 triệu lƣợt tổng cộng, nhƣng UNWTO lƣu ý rằng du lịch ở khu vực Bắc Âu gần nhƣ không tăng do những

bất ổn xung quanh tiến trình Brexit – chỉ việc Vƣơng quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.

Đối với châu Phi, nơi đã đón tổng cộng 67 triệu lƣợt du khách tổng cộng trong năm 2018, khu vực phía Bắc của lục địa này ghi nhận mức tăng 10% về lƣợng khách đến ở lại ít nhất qua đêm.

Số lƣợt du khách đến Trung Đông cũng tăng 10% lên 64 triệu.

Trong khi đó, lƣợng du khách đến vùng Caribe sụt giảm 2%. Khu vực này vẫn chịu những ảnh hƣởng từ hai trận siêu bão Maria và Irma hồi tháng 9/2017 mà đã gây ra thiệt hại rất lớn ở các địa điểm thu hút du lịch nhƣ Barbuda, Puerto Rico và quần đảo Virgin.

Theo báo cáo Điểm nhấn du lịch 2018 do Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) công bố, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trong top 10 quốc gia có lƣợng khách du lịch quốc tế tăng trƣởng mạnh nhất trong năm 2017 so với năm 2016 và là một điểm nhấn của du lịch thế giới năm 2018. Dẫn đầu là Ai Cập với mức tăng trƣởng 55,1%, tiếp đến là Togo tăng trƣởng 46,7%. Danh sách này hình thành dựa trên con số thống kê lƣợng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới trong năm 2017. Báo cáo Điểm nhấn du lịch 2018 cũng cho thấy, trong tổng số 1,323 tỉ du khách quốc tế toàn cầu năm 2017, châu Âu vẫn là châu lục đƣợc du khách quốc tế lựa chọn nhiều nhất với 671 triệu lƣợt.

Theo thông tin từ UNWTO, Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) và Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), hiện nay Pháp đang dẫn đầu thế giới về lƣợng khách quốc tế đến với 86,9 triệu lƣợt, Thái Lan đứng đầu khu vực ASEAN với 35 triệu lƣợt, Việt Nam với 13 triệu lƣợt khách quốc tế xếp thứ 31/185 thế giới và xếp thứ 5/10 nƣớc ASEAN. Cũng theo báo cáo của UNWTO, tổng chi tiêu du lịch từ khách quốc tế toàn thế giới năm 2017 là 1.340 tỉ USD. Trong đó, du khách Trung Quốc là những ngƣời chi tiêu cao nhất cho mỗi chuyến du lịch nƣớc ngoài trong năm 2017, với khoảng 258 tỉ USD (chiếm gần 1/5 tổng số tiền khách du lịch quốc tế của toàn cầu chi tiêu). Mỹ đứng đầu thế giới về đóng góp của du lịch cho GDP với 509 tỉ USD, Thái Lan đứng đầu ASEAN với 42,2 tỉ USD, Việt Nam đứng thứ 33

thế giới và thứ 5 ASEAN với 13 tỉ USD. Với 2,5 triệu lao động trong ngành Du lịch, Việt Nam đứng thứ 7 thế giới (đứng đầu là Trung Quốc với 28,5 triệu lao động) và đứng thứ 2 ASEAN (Indonesia đứng đầu với 4,5 triệu lao động).

Một trong những yếu tố thu hút khách quốc tế rất mạnh 3 năm gần đây là Việt Nam ngày càng nhiều các khu du lịch, khu nghỉ dƣỡng mang đậm bản sắc văn hóa, kiến trúc độc đáo và hài hòa với thiên nhiên. Bên cạnh đó, điểm đến Việt Nam cũng tạo sức hút với khách du lịch quốc tế vì là quốc gia ổn định về chính trị, kinh tế, ngƣời dân thân thiện, giàu bản sắc văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp du lịch bình định (Trang 53 - 55)