6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
3.4.2. Lấy mẫu khảo sát và quá trình thu thập dữ liệu
Phƣơng pháp chọn mẫu: Phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác suất. Kích thƣớc mẫu: Theo Tabachnick & Fidell (1996) và Nguyễn Đình Thọ (2012) để phân tích hồi quy đạt kết quả tốt nhất, kích thƣớc mẫu phải thỏa công thức n>=8m+50 trong đó n là kích thƣớc mẫu tối thiểu, m là số biến độc lập của mô hình. Nhƣ vậy, đề tài với 8 biến độc lập, kích thƣớc mẫu tối thiểu là 114 mẫu (1). Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA kích thƣớc mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát (Hair & ctg, 1998) hoặc số quan sát (kích thƣớc mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Tác giả sử dụng công thức là n >= 4*m (với n là kích thƣớc mẫu, m là số biến quan sát – biến thang đo), tính ra cỡ mẫu tối thiểu cho phân tích EFA là 152 quan sát (2). Kết hợp điều kiện (1) và (2) cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu này là 152 phiếu, thực tế tác giả thu thập đƣợc 310 phiếu, thỏa mãn điều kiện nghiên cứu.
Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: Tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát chính thức đến lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch Bình Định nhƣ giám đốc, phó giám đốc, trƣởng phó phòng hoặc nhân viên kế toán bằng cách phát trực tiếp, hoặc gửi qua email. Quá trình thu thập dữ liệu đƣợc tác giả tiến hành trong 2 tháng, với tổng khoảng 90 công ty du lịch. Hầu hết thông qua giới thiệu của ngƣời quen, tác giả liên hệ và tiến hành khảo sát trực tiếp. Một số khác thì đƣợc gửi và nhận lại qua email. Với 350 phiếu khảo sát đã phát ra tác giả thu về đƣợc 331 phiếu, trong đó có 21 phiếu không hợp lệ do trả lời thiếu câu hỏi, hoặc 1 câu hỏi lựa chọn 2 đáp án nên bị tác giả loại ra. Cuối cùng mẫu chính thức là 310 phiếu.