6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
5.2.1.5. Yếu tốGiám sát
- Doanh nghiệp cần tổ chức bộ phận chuyên trách thực hiện việc kiểm tra,
giám sát như kiểm toán nội bộ, ban kiểm soát,… thực hiện giám sát thƣờng xuyên
và định kỳ để kịp thời ngăn chặn, phát hiện và sửa chữa sai phạm, phòng ngừa rủi ro trong mọi mặt hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. Cần quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận này, đồng thời có những chế độ đãi ngộ phù hợp. Cần nhận thức đƣợc tầm quan trọng và đề cao của bộ phận giám sát, đồng thời ban kiểm soát hay kiểm toán nội bộ cần có quy chế hoạt động độc lập nhằm đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất.
- Doanh nghiệp cần có hệ thống báo cáo giúp phát hiện các sai lệch so với chỉ
tiêu, kế hoạch đã định: Hệ thống báo cáo này có thể theo tháng, hoặc theo quý theo
năm nhƣng phải rõ ràng, cụ thể cho từng bộ phận, từng khoản mục. Bên cạnh việc phát hiện sai lệch, cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến sai lệch đó để có những điều chỉnh phù hợp. Có thể nguyên nhân từ chính quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã sử dụng các nguồn lực không hiệu quả, hoặc chính các chỉ tiêu, kế hoạch đã không có tính khả thi. Khi đã xác định đƣợc lý do, doanh nghiệp cần xem xét lại để điều chỉnh.
- Định kỳ ban lãnh đạo tiến hành đánh giá hiệu quả của việc nhận diện và
kiểm soát rủi ro: Quá trình nhận diện, kiểm soát rủi ro cần đƣợc đánh giá định kỳ để
biết đƣợc những việc đã làm đƣợc, những việc còn hạn chế, từ đó đƣa ra những giải pháp kịp thời. Khi đánh giá cần cụ thể, rõ ràng cho từng hoạt động, từng bộ phận.