6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
5.2.2.3. Yếu tố Phản ứng với rủi ro
Phƣơng án lựa chọn phải phù hợp với từng loại rủi ro, điều kiện DN, cũng nhƣ từng thời kỳ cụ thể để giúp DN giảm thiểu đƣợc thiệt hại do rủi ro đó gây ra.
Phương án chấp nhận và chuyển giao rủi ro đƣợc nhiều DN lựa chọn. Để lựa
chọn phƣơng án này thƣờng các DN sẽ mua bảo hiểm, nhƣ bảo hiểm tài sản, bảo hiểm an toàn du khách khi tham gia các dịch vụ du lịch mạo hiểm, bảo hiểm cháy nổ… Những loại bảo hiểm này sẽ giúp DN chuyển giao đƣợc rủi ro, đồng thời giảm thiểu đƣợc thiệt hại khi rủi ro xảy ra.
Ngoài ra, mặc dù không đƣợc các công ty du lịch Bình Định quan tâm nhiều khi QTRR nhƣng né tránh rủi ro cũng là một biện pháp tốt mà DN có thể lựa chọn, khi rủi ro đó quá lớn, có thể gây thiệt hại đáng kể cho công ty, phần mất đi cao hơn
nhiều so với phần lợi ích đạt đƣợc, DN nên chọn cách né tránh, không lựa chọn hoạt động có thể xảy ra rủi ro đó.
Tƣơng tự nhƣ vậy đối đầu với rủi ro cũng nên đƣợc DN du lịch Bình Định
quan tâm hơn, có thể áp dụng trong một số trƣờng hợp nhƣng có biện pháp để giảm thiểu tổn thất nhƣ kiện toàn lại bộ máy tổ chức, rà soát lại các nguồn lực, các điều kiện vật chất, nhân lực…
Các biện pháp ứng phó với rủi ro cần linh hoạt và đa dạng, chứ không nên chỉ tập trung lựa chọn một phƣơng án nhƣ thực tế ở các DN du lịch Bình Định. Đồng thời đó, DN cần xây dựng tình huống đối phó với rủi ro cụ thể nhằm chủ động giải quyết rủi ro. Tình huống đối phó rủi ro này cần đƣợc đƣa ra thống nhất bàn bạc trong lãnh đạo công ty, lựa chọn đƣợc cách thức ứng phó phù hợp nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.