6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
5.2.1.2. Yếu tố Đánh giá rủi ro
Sau khi đã nhận dạng đƣợc những sự kiện tiềm tác, doanh nghiệp cần đánh giá những rủi ro có thể xảy ra, thiệt hại mà nó mang lại. Từ đó có thể có những chính sách đối phó phù hợp. Quá trình đánh giá rủi ro doanh nghiệp nên:
- Ban lãnh đạo thường xuyên xây dựng các mục tiêu chiến lược kinh doanh
phù hợp với nền kinh tế thị trường ở mỗi giai đoạn. Doanh nghiệp cần xây dựng
mục tiêu, kế hoạch hoạt động cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn. Khi xác định mục tiêu dài hạn, doanh nghiệp cần xem xét những rủi ro có thể xảy ra ảnh hƣởng đến việc đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Khi xác định mục tiêu ngắn hạn, doanh nghiệp cần nêu rõ mục tiêu cho từng quy trình, từng phòng ban, cần dựa vào mục tiêu chiến lƣợc để đƣa ra những mục tiêu ở cấp độ cụ thể hơn, điều này sẽ giúp doanh nghiệp cụ thể hóa đƣợc những việc cần làm để đạt đƣợc các mục tiêu đó, đồng thời chủ động trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đồng thời lãnh đạo công ty cần có cái nhìn sâu rộng về thị trƣờng, về đối thủ cạnh tranh, khách hàng… để xây dựng chiến lƣợc kinh doanh tốt nhất và có tính khả thi.
- Đối với rủi ro về kiểm soát chất lượng sản phẩm dịch vụ: Đây là rủi ro xuất phát từ đặc điểm sản phẩm của ngành du lịch là những sản phẩm mang tính vô hình, khó đánh giá và quản lý về chất lƣợng. Chất lƣợng sản phẩm bắt nguồn từ sự đánh giá, hài lòng của khách hàng và thái độ phục vụ của nhân viên. Do đó doanh nghiệp cần phải quy định về quy tắc ứng xử cho nhân viên và nghiêm túc thực hiện. Đồng thời luôn đầu tƣ đầy đủ cơ sở vật chất hạ tầng, tạo sự hài lòng cho khách hàng. Cần
nắm bắt đƣợc tâm lý khách hàng để phục vụ đƣợc tốt hơn. Khi nhân viên có thái độ không tốt, tạo sự khó chịu cho khách hàng cần có hình thức kỷ luật thật nghiêm khắc. - Đối với rủi ro nhân lực: Vì du lịch là ngành nghề mang tính chất mùa vụ nên doanh nghiệp cần bố trí lƣợng lao động cơ hữu và lao động hợp đồng mùa vụ phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo nguồn nhân sự. Bên cạnh đó, các công ty du lịch nên tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên, hoặc tạo điều kiện cho nhân viên tham gia những khóa đào tạo ngắn ngày ở các công ty đầu ngành nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt cần nâng cao nhận thức của nhân viên về tầm quan trọng của cá nhân đối với sự phát triể0n của công ty, để từ đó nhân viên có thái độ làm việc chuyên nghiệp, trau dồi kỹ năng và cách ứng xử của mình.
- Đối với rủi ro từ quá trình thu hút khách hàng, ổn định lượng khách và định
giá sản phẩm dịch vụ phù hợp: Để giảm thiểu tính mùa vụ và thu hút thêm khách
hàng, các doanh nghiệp nên đa dạng đối tƣợng khách (thu hút những khách ở các xứ lạnh hơn), hoặc đa dạng dịch vụ du lịch (không chỉ du lịch biển đảo mà có thể du lịch sinh thái, hoặc các tour tham quan đền chùa…). Các doanh nghiệp cũng nên có những chƣơng trình quảng bá đặc sắc để thu hút khách. Đồng thời, vào những mùa không phải cao điểm nên hạ giá dịch vụ để đảm bảo sự hoạt động của doanh nghiệp, nhƣng vẫn giữ đƣợc chất lƣợng dịch vụ phù hợp. Chính sách giá cần linh động, phù hợp nhƣng cũng tránh trƣờng hợp phá giá, giảm chất lƣợng.
- Rủi ro trong việc đảm bảo an toán cho du khách: Đây là vấn đề rất quan trọng và cần đƣợc quan tâm. Cần chọn những quán hay nhà hàng có uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho du khách. Xe du lịch phải là những xe đủ tiêu chuẩn, đảm bảo về độ an toàn. Khi tham gia dịch vụ du lịch cần chọn những công ty có uy tín, có đầy đủ trang bị bảo hộ, mua bảo hiểm cho du khách… Đối với cơ sở lƣu trú cần đảm bảo an ninh 24/24, đảm bảo an toàn về ngƣời và tài sản cho du khách.
- Rủi ro khi thay đổi môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí
hậu, dịch bệnh bùng nổ: Đây là những rủi ro không phải do doanh nghiệp, và doanh
nghiệp cũng không thể tránh đƣợc. Những rủi ro này có thể dẫn tới lƣợng du khách giảm sút, ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó doanh
nghiệp cần chấp nhận nó và có những biện pháp ứng phó phù hợp nhằm giảm thiểu tổn thất nhƣ đa dạng hóa dịch vụ du lịch, nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ để giữ chân khách hàng…
- Các biện pháp ứng phó với rủi ro cần linh hoạt và đa dạng, chứ không nên chỉ tập trung lựa chọn một phƣơng án nhƣ thực tế ở các doanh nghiệp du lịch Bình Định. Đồng thời đó, doanh nghiệp cần xây dựng tình huống đối phó với rủi ro cụ thể nhằm chủ động giải quyết rủi ro. Tình huống đối phó rủi ro này cần đƣợc đƣa ra thống nhất bàn bạc trong lãnh đạo công ty, lựa chọn đƣợc cách thức ứng phó phù hợp nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.