Hình thức và phương pháp bồi dưỡng LLCT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm chính trị huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 26 - 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Hình thức và phương pháp bồi dưỡng LLCT

Theo Quy chế giảng dạy và học tập của Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện được ban hành kèm theo Quyết định 1853-QĐ/BTGTW ngày 04/3/2010 của Ban Tuyên giáo TƯ, Trung tâm tổ chức giảng dạy và học tập theo lớp học. Giảng viên có trách nhiệm lên lớp và trực tiếp hướng dẫn học viên thảo luận, trao đổi. Mỗi lớp học có giáo viên phụ trách lớp; tùy theo loại hình lớp và thời gian học tập, thành lập Ban Cán sự lớp do giáo vụ đề xuất, được Giám đốc Trung tâm quyết định. Các lớp học tại Trung tâm được tổ chức theo 02 hình thức: học tập trung hoặc không tập trung.

- Về phương pháp bồi dưỡng

Trong giáo dục thì phương pháp chính là cách thức truyền tải nội dung, thông tin đối với người học theo một hệ thống đã xác định để hình thành nên những tri thức mới cho họ. Vì vậy, người giáo dục phải có cách thức truyền tải đúng với nội dung để thu hút đối tượng bằng nhiều hình thức, phải phù hợp với trình độ và đặc điểm của từng đối tượng học, đặc biệt là CB cấp cơ sở để đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.

Hiện nay, phương pháp giảng dạy LLCT nói riêng, phương pháp dạy học nói chung rất đa dạng, như: nhóm phương pháp dạy học sử dụng ngôn ngữ; nhóm phương pháp dạy học trực quan; nhóm phương pháp thực hành; nhóm phương pháp kiểm tra, đánh giá; nhóm phương pháp dùng các phương tiện hiện đại… Mỗi nhóm phương pháp có đặc thù và ưu thế riêng, nó có tính độc lập tương đối nhưng liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhau. Tùy thuộc đặc điểm, điều kiện học tập và khả năng nhận thức của người học mà người dạy đưa ra phương pháp cụ thể, hoặc tổng hợp các phương pháp để đạt kết quả cao trong giảng dạy.

Đặc thù của HV các lớp bồi dưỡng LLCT đôi khi có sự chênh lệch lớn về trình độ, tuổi tác, chuyên môn, kinh nghiệm… nên để việc bồi dưỡng đạt chất lượng tốt nhất đòi hỏi người GV phải lựa chọn phương pháp giảng dạy

phù hợp, hiệu quả, lấy người học làm trung tâm, phát huy vai trò trung tâm của người học, gắn lý luận với thực tiễn...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm chính trị huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)