8. Cấu trúc luận văn
1.3.8. Các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng LLCT
- Môi trường học tập
Môi trường học tập có tác động rất lớn đến chất lượng học tập. Cũng như môi trường học tập ở các cơ sở giáo dục khác, môi trường học tập ở tại TTCT bao gồm: môi trường vật chất và môi trường văn hóa.
Môi trường vật chất bao gồm: phòng học, thư viện, phòng nghỉ cho HV, các thiết bị dạy học và các thiết bị phục vụ cho các hoạt động sư phạm khác của Trung tâm. Cơ sở vật chất - trang thiết bị dạy học của Trung tâm là một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng LLCT, nâng cao chất lượng bồi dưỡng LLCT. Vì vậy, cần chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ cho hoạt động giảng dạy để đáp ứng tốt yêu cầu mới trong giảng dạy LLCT.
Môi trường tinh thần: Thể hiện thông qua các mối quan hệ trong lớp học, nhà trường, mối quan hệ tương tác hai chiều giữa CB quản lý với các thành viên trong nhà trường, giữa GV với HV, HV với HV, GV với GV…
Môi trường học tập tốt sẽ là động lực quan trọng giúp GV và HV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vì vậy, hiện nay, việc xây dựng môi trường giáo dục theo hướng hiện đại, lành mạnh, an toàn, thân thiện được các cơ sở giáo dục hết sức chú trọng.
- Phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học được hiểu là cái mà người dạy và người học dùng trong quá trình dạy học để đảm bảo cho nó đạt được các mục đích đã hướng dẫn trong các điều kiện sư phạm.
Trong lý luận dạy học, thuật ngữ phương tiện dạy học được dùng để chỉ những thiết bị dạy học (như các loại đồ dùng trực quan, dụng cụ máy móc…), những trang thiết bị, kỹ thuật mà thầy trò dùng khi giải quyết nhiệm vụ dạy học.
Phương tiện dạy học được coi là một trong những nhân tố của quá trình dạy học, có tác dụng quyết định tới kết quả của cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học. Với người dạy, phương tiện dạy học nếu được sử dụng tốt thì sẽ trở thành “chiếc gậy thần” cho người dạy khi đứng lớp; là chất xúc tác để làm cho bài giảng sâu sắc và sinh động hơn. Với người học, phương tiện dạy học giúp người học đào xới sâu hơn vào “miếng đất” tri thức mà mình đã lĩnh hội trước đó, giúp người học có thêm chất men hứng thú tiếp nhận tri thức và hình thành các kỹ năng, năng lực khác.
Phương tiện dạy học tác động rất lớn đến chất lượng giáo dục, đặc biệt là trong bối cảnh đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Vì vậy, công tác giáo dục LLCT muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả cần quan tâm việc đầu tư và sử dụng có hiệu quả phương tiện dạy học.
- Chế độ, chính sách cho GV, HV
Chế độ, chính sách được xem là động lực về vật chất và tinh thần, có tác động rất lớn đến chất lượng hoạt động dạy - học.
Đối với GV chuyên trách: Theo Quy chế giảng dạy và học tập của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện, chế độ đối với GV chuyên trách được thực hiện theo quy định giờ chuẩn trên năm, cụ thể: Đối với giám đốc Trung tâm: Giảng dạy 40 giờ chuẩn, trong đó có 30 giờ giảng bài; Đối với phó Giám đốc Trung tâm: Giảng dạy 60 giờ chuẩn, trong đó có 40 giờ giảng bài; Đối với giảng viên chuyên trách của Trung tâm: Giảng dạy 120 giờ chuẩn, trong đó có 90 giờ giảng bài - Nếu kiêm nhiệm công tác giáo vụ, hoặc văn phòng, giảng dạy 90 giờ chuẩn, trong đó có 45 giờ giảng bài.
mức 30% (theo Quyết định số 244/2005/QĐ-TTG, ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ “về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập”); hưởng phụ cấp thâm niên bắt đầu từ năm thứ năm, với mức khởi điểm là 5%, mỗi năm sau đó tăng thêm 1%. Tiền vượt giờ được thực hiện theo Thông tư 51/2008/TT-BTC, ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính; Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT/BGDĐT- BNV-BTC, ngày 09/09/2008 của Bộ Giáo dục - đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập và các quy định khác có liên quan; được phong chức danh khoa học, phong danh hiệu nhà giáo theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. CB, GV của Trung tâm được hưởng các chế độ dự hội nghị, tham quan thực tế theo quy định trong Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, Thông tư 51/2008/TT-BTC, ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước và các chế độ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đối với GV kiêm chức: Theo Thông tư 36/2018/TT-BTC, ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, thì tuỳ theo đối tượng, trình độ HV, căn cứ yêu cầu chất lượng khóa bồi dưỡng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá bồi dưỡng cán bộ, công chức quyết định mức chi thù lao cho giảng viên, trợ giảng (nếu có), báo cáo viên trong nước (bao gồm cả thù lao soạn giáo án bài giảng) trên cơ sở thỏa thuận theo hình thức hợp đồng công việc phù hợp với chất lượng, trình độ của giảng viên, báo cáo viên trong phạm vi
dự toán được giao. Mức chi thù lao tối đa: 2.000.000 đồng/người/buổi (một buổi giảng được tính bằng 4 tiết học).
Đối với HV: Theo Thông tư 36/2018/TT-BTC, ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính, cơ quan cử đi học có trách nhiệm hỗ trợ chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ; nghỉ tết); chi thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho cán bộ, công chức, viên chức trong những ngày đi học tập trung tại cơ sở đào tạo (trong trường hợp cơ sở đào tạo và đơn vị tổ chức đào tạo xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ).
Đơn vị tổ chức lớp có trách nhiệm chi hỗ trợ cho các HV là những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố ở phường, thị trấn trong những ngày đi học tập trung tại cơ sở đào tạo các khoản: Chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ; nghỉ tết); chi hỗ trợ tiền thuê chỗ nghỉ. Các đối tượng HV khác không được nhận hỗ trợ.