Hoạt động giảng dạy của giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm chính trị huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 28 - 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.5. Hoạt động giảng dạy của giảng viên

GV là nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các trường đại học và cao đẳng, trường chính trị, trung tâm chính trị. GV có vai trò là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục. Đội ngũ này phải đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, phải được lựa chọn cẩn thận (về trình độ chuyên môn, LLCT, năng lực, đạo đức, uy tín...).

Theo Quy chế giảng dạy và học tập của Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện do Ban Tuyên giáo TƯ ban hành, GV giảng dạy tại các TTCT gồm có: GV chuyên trách và GV kiêm chức.

GV chuyên trách của TTCT là những người trực tiếp làm công tác giảng dạy tại TTCT cấp huyện, phải đảm bảo tiêu chuẩn: có đủ những tiêu chuẩn chung về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người cán bộ, đảng viên; có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ sư phạm; có trình độ LLCT cao cấp (riêng đối với các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, trong thời gian trước mắt, có thể là trung cấp); có trình độ đại học về một chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ của Trung tâm.

GV kiêm chức là những đồng chí lãnh đạo đang công tác tại các ban xây dựng Đảng của Huyện ủy, ban ngành, đoàn thể huyện, được Giám đốc Trung tâm đề nghị và cấp ủy cấp huyện ra quyết định công nhận. GV kiêm chức có trình độ cao cấp LLCT; có khả năng sư phạm và năng lực truyền đạt kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực LLCT. Thực hiện nhiệm vụ giảng bài theo kế hoạch, đảm bảo nội dung, chất lượng bài giảng…

Trong lớp học LLCT, người GV là nhân vật trung tâm, là linh hồn và là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng bài giảng. Hoạt động dạy của GV là tổ chức, điều khiển HV học tập, từ đó cung cấp kiến thức, phát triển trí tuệ,

góp phần hình thành phẩm chất, nhân cách, nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn cho người học.

Để hoạt động giảng dạy LLCT đạt kết quả, người GV phải được đào tạo chu đáo cả về kiến thức LLCT, chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, nhiệt huyết với nghề; đồng thời phải là tấm gương sáng về nhân cách, không được có “vết tì”.

Bên cạnh đó, người GV cần phải chuẩn bị tốt bài giảng. Việc chuẩn bị bài giảng cần thực hiện nghiêm các bước:

Thứ nhất: Khi nhận nhiệm vụ giảng dạy, GV cần tìm hiểu, nắm vững các thông tin: Dạy bài gì? Trong chương trình nào? Đối tượng học là ai? Trình độ nhận thức của HV như thế nào? Thời gian thực hiện bài giảng là bao lâu?... Đây là những thông tin quan trọng mà người dạy cần phải nắm vững để xử lý bài giảng và tìm cách giảng hiệu quả.

Thứ hai: Chuẩn bị tài liệu, tư liệu: Đây là việc rất quan trọng để xây dựng bài giảng. Hiện nay, tất cả các chương trình đều có tài liệu học tập. Đây là một thuận lợi nhưng như thế chưa đủ vì tư liệu đó mới chỉ nêu những nét cơ bản (bộ khung của bài học), GV cần tìm kiếm kiến thức (tư liệu để minh họa và ví dụ thực tế để chứng minh…), đặc biệt cần chú ý tìm và bổ sung, cập nhật những điểm mới trong chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để bài giảng mang tính thực tiễn và thời sự cao.

Thứ ba: Tiến hành soạn giáo án (xây dựng bài giảng). Người GV cần phân bố thời gian cho từng vấn đề, tránh tình trạng “cháy giáo án” hoặc tình trạng “đầu voi, đuôi chuột”, mất cân đối trong việc thực hiện bài giảng.

Việc soạn giáo án của GV không phải tiến hành một lần là xong (tức là hiện tượng “giáo án chết”) mà phải bổ sung những tư liệu mới, sự kiện mới để nội dung bài giảng sinh động và mang hơi thở cuộc sống; thực hiện việc rút kinh nghiệm của mỗi lần giảng để điều chỉnh kịp thời, giúp cho những lần

giảng sau được tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục LLCT trong thời kỳ phát triển mới của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm chính trị huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)