8. Cấu trúc luận văn
2.4.5. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
Việc quản lý giờ giấc ra vào lớp của GV được thực hiện cơ bản đảm bảo khá tốt, không có hiện tượng vào trễ, ra sớm, cắt xén thời gian buổi học. Qua khảo sát có 100% CB lãnh đạo - quản lý và GV nhận xét việc này được thực hiện ở mức độ thường xuyên, rất thường xuyên và đạt kết quả ở mức độ khá, tốt.
Việc dự giờ đánh giá chất lượng giờ dạy của GV: Trước đây, TTCT huyện Phù Mỹ có thực hiện dự giờ đánh giá chất lượng giờ dạy của GV nhưng chưa thực sự hiệu quả do tâm lý nể nang, ngại va chạm... Tuy nhiên, kể từ năm 2018, thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, đồng chí Trưởng ban Ban Tuyên giáo Huyện ủy đồng thời là Giám đốc Trung tâm thì công tác này gần như bị bỏ ngõ vì bản thân đồng chí Giám đốc công việc nhiều, không dự được; còn các đồng chí phó giám đốc ngại dự giờ các đồng chí GV kiêm chức (đều là Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Huyện ủy viên); ngay bản thân các đồng chí GV kiêm chức cũng
không muốn dự giờ vì bản thân họ là những người thầy không chuyên nên năng lực sư phạm có phần hạn chế.
Qua khảo sát, 11,4% có CB lãnh đạo - quản lý và GV đánh giá việc thực hiện dự giờ đánh giá giờ giảng của Trung tâm ở mức độ thường xuyên, 63,6% ý kiến đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng; 25% ý kiến đánh giá không thực hiện; về kết quả thực hiện: 67% CB lãnh đạo, quản lý và GV đánh giá mức khá, 33% ở mức trung bình.
Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV: Do Trung tâm không có chức năng bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn cho đội ngũ GV nên hàng năm Trung tâm kiến nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn nội dung các chương trình giảng dạy và nghiệp vụ giảng dạy LLCT cho các đồng chí GV. Tuy nhiên, việc mở các lớp bồi dưỡng không nhiều, chưa thường xuyên, việc tập huấn khi thay sách cũng có hạn chế về số lượng người dự nên các GV chuyên trách, GV kiêm chức của Trung tâm chưa có nhiều cơ hội để nâng cao trình độ về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy LLCT.
Chính từ thực tế đó nên khi tiến hành khảo sát về việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy cho đội ngũ GV, có 17,1% CB lãnh đạo - quản lý và GV đánh giá việc thực hiện ở mức thường xuyên, 60,2% ý kiến đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng và 22,7% ý kiến đánh giá không thực hiện.
Việc trưng cầu ý kiến học viên về chất lượng giảng dạy của GV được Trung tâm thực hiện chưa thường xuyên, chủ yếu qua kênh trao đổi, nắm bắt thông tin. Có 54,6% CB lãnh đạo - quản lý và GV đánh giá việc làm này được thực hiện thỉnh thoảng và 22,7% ý kiến cho rằng không thực hiện.
công cụ không thể thiếu khi lên lớp của người GV. Thực tiễn cho thấy: nếu giáo án được chuẩn bị tốt, đầy đủ sẽ bảo đảm thành công của bài giảng; ngược lại, nếu giáo án chuẩn bị chưa đầy đủ, qua loa, đại khái thì người giảng dễ lúng túng, bị động, gây sự nhàm chám đối với người học, kết quả giảng dạy sẽ không cao, chất lượng, hiệu quả của bài giảng không đạt yêu cầu.
Trung tâm xác định thực hiện tốt việc quản lý giáo án của GV sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy LLCT. Đây là việc làm được Trung tâm thực hiện thường xuyên.
Để giúp GV hoàn thiện giáo án, Trung tâm gửi cho GV mẫu giáo án (theo Hướng dẫn số 124-HD/BTGTU, ngày 17/6/2014 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc soạn giáo án các bài giảng thực hiện tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện). Trước khi lớp học diễn ra, GV nộp giáo án để Giám đốc Trung tâm phê duyệt. Qua khảo sát, có 80,7% CB lãnh đạo - quản lý và GV đánh giá mức độ thực hiện là thường xuyên và rất thường xuyên; 19,3% ý kiến đánh giá thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng; 100% CB lãnh đạo - quản lý và GV đánh giá kết quả thực hiện đạt mức độ khá, tốt.
Về triển khai đổi mới phương pháp giảng dạy LLCT trong đội ngũ GV:
Trung tâm luôn quan tâm việc triển khai, khuyến khích GV tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy vai trò tích cực của HV, gắn lý luận với thực tiễn để HV dễ tiếp thu, chú trọng việc trao đổi, thảo luận những vấn đề phát sinh từ thực tiễn ở cơ sở để HV dễ nắm bài và nâng cao khả năng vận dụng vào giải quyết công việc, đẩy mạnh soạn giảng bằng giáo án điện tử…
Kết quả khảo sát cho thấy: có 81,8% CB lãnh đạo, quản lý và GV đánh giá mức độ thực hiện nội dung này ở mức thường xuyên; 18,2% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện thỉnh thoảng; về kết quả thực hiện: 76,1% ý kiến được hỏi đánh giá kết quả thực hiện ở nội dung quản lý này đạt loại tốt.
vụ của mình khi báo cáo bài thuộc chuyên môn, có sự am hiểu sâu và phát huy được năng lực, sở trường của mình. Vì vậy, trong thời gian qua, TTCT huyện Phù Mỹ rất quan tâm đến vấn đề này, có sự cân nhắc kỹ lưỡng khi phân công bài giảng cho GV, đảm bảo phù hợp với chuyên môn, năng lực, sở trường của từng đồng chí.
Qua khảo sát có 100% GV đánh giá nội dung quản lý này được thực hiện ở mức độ thường xuyên và rất thường xuyên và 100% GV đánh giá kết quả thực hiện ở mức độ khá, tốt.
Về tổ chức sinh hoạt chuyên môn để các giảng viên trao đổi, rút kinh nghiệm trong giảng dạy: Hàng năm, Trung tâm tổ chức họp đội ngũ GV 02 lần (vào dịp 20/11 và vào dịp đầu năm). Trong các cuộc họp, Trung tâm tiến hành tổng kết nhiệm vụ năm cũ, triển khai nhiệm vụ năm mới, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, nắm bắt những khó khăn khi tham gia giảng dạy của GV kiêm chức, lưu ý những vấn đề đặt ra cần tập trung để thực hiện tốt công tác giáo dục LLCT trong thời gian đến… Ngoài ra, khi có vấn đề phát sinh, lãnh đạo Trung tâm trực tiếp trao đổi cụ thể với GV. Qua khảo sát, có 44,3% CB lãnh đạo - quản lý và GV đánh giá việc thực hiện nội dung này ở mức thường xuyên, 55,7% ý kiến đánh giá thỉnh thoảng; về kết quả thực hiện: 100% ý kiến đánh giá đạt loại khá - tốt.
Bảng 2.8. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
TT Nội dung quản lý
MỨC ĐỘ THỰC HIỆN (%) KẾT QUẢ THỰC HIỆN (%) Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu
1 Quản lý giờ giấc ra vào lớp, đảm bảo thực hiện đúng thời lượng giảng dạy
37,5 62,5 0 0 89,8 10,2 0 0
2 Thực hiện việc dự giờ (định kỳ và đột xuất) đánh giá chất lượng giờ dạy của GV
0 11,4 63,6 25,0 0 67,0 33,0 0
3 Có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV
0 17,1 60,2 22,7 22,7 68,2 9,1 0
4 Trưng cầu ý kiến của HV về chất lượng giảng dạy của GV thông qua phiếu điều tra
0 22,7 54,6 22,7 29,6 51,1 19,3 0
5 Quản lý, kiểm tra giáo
án của GV 14,8 65,9 19,3 0 68,2 31,8 0 0 6 Triển khai đổi mới
phương pháp giảng dạy LLCT trong đội ngũ GV
0 81,8 18,2 0 76,1 23,9 0 0 7 Quản lý việc kiểm tra,
đánh giá HV 79,5 20,5 0 0 84,1 15,9 0 0 8 Phân công GV phù hợp
với chuyên môn, năng lực, sở trường
69,3 30,7 0 0 87,5 12,5 0 0
9 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn để các GV trao đổi, rút kinh nghiệm trong giảng dạy
0 44,3 55,7 0 87,5 12,5 0 0