Thực trạng về hình thức và phương pháp bồi dưỡng LLCT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm chính trị huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 54 - 56)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Thực trạng về hình thức và phương pháp bồi dưỡng LLCT

Về hình thức bồi dưỡng: Tất cả các lớp bồi dưỡng đều được tổ chức học tập trung, trong thời gian từ 3 đến 7 ngày, tùy vào từng loại chương trình. Do địa bàn huyện tương đối rộng nên để tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại của HV, tùy vào số lượng HV, nếu đủ điều kiện, Trung tâm tổ chức lớp bồi dưỡng theo cụm nam và cụm bắc. Trong các chương trình bồi dưỡng, Trung tâm đều bố trí 01 buổi để tổ chức thảo luận, giải đáp thắc mắc, giúp HV hiểu rõ hơn vấn đề được học, khắc sâu kiến thức. Một số chương trình bồi dưỡng, Trung tâm tổ chức báo cáo ngoại khóa hoặc nghiên cứu thực tế một số mô hình hay, để giúp HV nghiên cứu, vận dụng vào công việc. Riêng việc tự nghiên cứu bài thì gần như Trung tâm không giao cho HV vì không phù hợp với đặc điểm HV lớp bồi dưỡng.

Bảng 2.3. Thực trạng về hình thức tổ chức bồi dưỡng LLCT TT Hình thức tổ chức bồi dưỡng MỨC ĐỘ PHÙ HỢP (%) Rất phù hợp Phù hợp Ít phù hợp Không phù hợp 1 Học tập trung trên lớp 88,6 11,4 0 0 2 Thảo luận 61,4 38,6 0 0 3 Tự nghiên cứu 2,3 25,0 0 72,7 4 Tham quan, học tập kinh nghiệm 53,4 46,6 0 0 5 Kết hợp các hình thức trên 78,4 21,6 0 0

rằng hình thức học tập trung trên lớp là rất phù hợp; 72,7% CB lãnh đạo, quản lý và GV cho rằng hình thức tự nghiên cứu là không phù hợp; có 78,4% CB lãnh đạo, quản lý và GV cho rằng việc kết hợp các hình thức tổ chức bồi dưỡng (học tập trung trên lớp, thảo luận, tự nghiên cứu, tham quan học tập kinh nghiệm…) là rất phù hợp.

Về phương pháp bồi dưỡng: Chất lượng giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng để đo lường hiệu quả giáo dục LLCT ở TTCT. Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm, chú trọng gợi mở vấn đề để học viên trao đổi thảo luận, tăng cường đối thoại giữa GV và HV… nhằm đảm bảo mục tiêu bồi dưỡng cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ cho người học; chú trọng việc áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình soạn giảng, nâng cao sự lôi cuốn đối với người học… được đội ngũ GV của TTCT huyện Phù Mỹ quan tâm thực hiện.

Bảng 2.4. Thực trạng về phương pháp bồi dưỡng LLCT

TT Phương pháp bồi dưỡng

MỨC ĐỘ SỬ DỤNG (%) Sử dụng rất nhiều Sử dụng nhiều Ít sử dụng Không sử dụng 1 Thuyết trình 21,6 78,4 0 0 2 Nêu vấn đề 0 63,6 36,4 0 3 Phát huy tính tích cực của học viên 0 58,0 42,0 0

4 Trao đổi, thảo luận 0 64,8 35,2 0

Kết quả khảo sát cho thấy: Hiện nay, tại TTCT huyện Phù Mỹ, GV vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ yếu (100% ý kiến được hỏi cho rằng việc sử dụng phương pháp thuyết trình ở mức nhiều và rất nhiều). Điều này

phản ánh đúng thực trạng đội ngũ GV của TTCT huyện hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, GV cũng chú trọng đúng mức trong việc kết hợp với phương pháp khác để giúp học viên trình bày ý kiến, suy nghĩ của bản thân, nắm vững kiến thức và ghi nhớ bài được tốt hơn (phương pháp nêu vấn đề: có 63,6% ý kiến đánh giá ở mức độ sử dụng nhiều; phương pháp phát huy tính tích cực của học viên: có 58% ý kiến đánh giá ở mức độ sử dụng nhiều; phương pháp trao đổi, thảo luận: có 64,8% ý kiến đánh giá ở mức độ sử dụng nhiều).

Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp bồi dưỡng LLCT của đội ngũ GV ở Trung tâm chưa thực sự tốt, vẫn còn có giảng viên sử dụng phương pháp truyền thống, chủ yếu thuyết trình, chưa phát huy được tính tích cực của HV; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của một số đồng chí GV kiêm chức còn hạn chế do phải tập trung cho công việc chuyên môn, thời gian dành cho việc soạn giảng không nhiều, chưa quen trong việc soạn giáo án điện tử…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm chính trị huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)