8. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Yếu tố chủ quan
1.5.2.1. Sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy
Để có được đội ngũ CB ở cơ sở đủ bản lĩnh, trình độ, năng lực công tác, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới thì Huyện ủy phải thực sự quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ cho CB, ĐV của TTCT. Sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy được thể hiện ở việc: theo dõi việc mở lớp của Trung tâm; nhắc nhở, đôn đốc các tổ chức cơ sở đảng trong việc
quan tâm chọn cử đối tượng tham gia học tập; việc đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ GV LLCT đảm bảo số lượng và chất lượng; có ý kiến chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện trong quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của Trung tâm…
1.5.2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên
CB quản lý là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của TTCT huyện. Năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức của người CB quản lý có vai trò quyết định đối với chất lượng đào tạo, bồi dưỡng LLCT của Trung tâm.
GV là yếu tố quan trọng nhất cho chất lượng giảng dạy, là người hướng dẫn, dẫn dắt HV tiếp cận các tri thức, kiến thức LLCT theo mục tiêu của chương trình học. Do đó, GV phải được trang bị chuẩn về LLCT, chuyên môn. GV không chỉ nắm vững nội dung một bài học mà mình truyền đạt mà phải nắm được kiến thức của cả chương trình bồi dưỡng, có như vậy GV mới liên kết, hệ thống hoá những kiến thức cần thiết giúp người học dễ nắm bắt những nội dung chính của bài học, chương trình học. Khi GV chuẩn về kiến thức chuyên môn tạo sự tự tin trong quá trình truyền thụ, tránh được sự phụ thuộc vào giáo án, chủ động dẫn dắt người học tiếp cận kiến thức theo mục đích của mình. Ngoài việc trang bị kiến thức chuyên môn, GV cần phải có kinh nghiệm thực tiễn và năng lực sư phạm. Có như vậy mới giúp GV giảng bài sinh động, gắn kết giữa lý luận với thực tiễn, giúp người học dễ tiếp thu bài, dễ nhớ bài và điều quan trọng là người học thấy nội dung bài giảng gắn liền với cuộc sống chứ không phải xa rời, khó hiểu và vận dụng vào việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
1.5.2.3. Sự phối hợp của các tổ chức cơ sở đảng
Đối tượng HV tham gia các lớp bồi dưỡng do Trung tâm tổ chức là CB, ĐV, quần chúng ưu tú của các chi, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy. Vì vậy, sự phối hợp khắng khít, chặt chẽ giữa Trung tâm với các tổ chức cơ sở đảng là
hết sức cần thiết. Thông qua các tổ chức cơ sở đảng, Trung tâm nắm được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho CB, ĐV để lên kế hoạch mở lớp hàng năm; phối hợp với các tổ chức cơ sở đảng trong việc chọn, cử đối tượng đi học; thông báo kết quả học tập, rèn luyện của HV cho tổ chức cơ sở đảng biết; và cũng thông qua các chi, đảng bộ cơ sở, Trung tâm nắm được những chuyển biến trong nhận thức và hành động của HV sau khi hoàn thành các lớp bồi dưỡng. Chính vì vậy, để công tác bồi dưỡng LLCT đạt được yêu cầu, kế hoạch, mục tiêu đề ra thì sự phối hợp giữa Trung tâm với các tổ chức cơ sở đảng là hết sức cần thiết. TTCT phải duy trì, củng cố và phát triển mối quan hệ với các tổ chức cơ sở đảng.
1.5.2.4. Đội ngũ học viên
Dạy học là quá trình tác động biện chứng giữa người dạy và người học, người học là đối tượng tiếp nhận thông tin mà người dạy hướng đến, do đó, người học có tác động đến chất lượng hoạt động của người dạy.
Trong quan niệm mới về giáo dục, người học là trung tâm của quá trình giảng dạy, người học tiếp nhận kiến thức không phải một cách thụ động mà là chủ thể của quá trình nhận thức, chủ động trong việc tiếp nhận thông tin. Do đó, chất lượng bồi dưỡng LLCT phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ HV.
Vì vậy, trong quản lý, chủ thể quản lý (Giám đốc, Ban Giám đốc, bộ phận giáo vụ) cần quan tâm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, động viên, chia sẻ kịp thời những khó khăn của HV để giúp HV khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ khi tham gia các lớp bồi dưỡng.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại TTCT cấp huyện, bao gồm các vấn đề:
- Lịch sử nghiên cứu và khẳng định tầm quan trọng của công tác giáo dục LLCT trong công tác tư tưởng của Đảng;
- Trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài, chức năng, nhiệm vụ của TTCT cấp huyện và nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại TTCT cấp huyện;
- Làm rõ các yếu tố tác động đến hoạt động bồi dưỡng LLCT tại TTCT cấp huyện.
Những vấn đề lý luận ở chương 1 là cơ sở lý luận mang tính định hướng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại TTCT huyện Phù Mỹ ở chương 2 và chương 3.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ
HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH