Thực trạng quản lý nội dung, chương trình, kế hoạch bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm chính trị huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 63 - 66)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Thực trạng quản lý nội dung, chương trình, kế hoạch bồ

T

T Nội dung quản lý

MỨC ĐỘ THỰC HIỆN (%) KẾT QUẢ THỰC HIỆN(%)

Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Xác định rõ mục tiêu bồi dưỡng cho các chương trình

63,6 36,4 0 0 65,9 34,1 0 0

2

Quán triệt mục tiêu bồi dưỡng của từng chương trình cho cán bộ quản lý, giảng viên và học viên 51,1 48,9 0 0 83,0 17,0 0 0 3 Có sự điều chỉnh mục tiêu bồi dưỡng cho phù hợp với yêu cầu thực tế

11,4 79,5 9,1 0 85,2 14,8 0 0

2.4.3. Thực trạng quản lý nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng LLCT dưỡng LLCT

Việc quản lý nội dung chương trình bồi dưỡng: Nội dung các chương trình bồi dưỡng LLCT đều được Ban Tuyên giáo TƯ biên soạn mang tính khoa học, logic. Những kiến thức trong các chương trình bồi dưỡng không chỉ trang bị và góp phần hình thành thế giới quan, phương pháp luận, niềm tin, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống mà còn góp phần nâng cao hiểu biết về nghiệp vụ, phương pháp công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân

dân, vận động quần chúng ở cơ sở. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, TTCT huyện chấp hành nghiêm các nội dung quy định. Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực tế, Trung tâm có bổ sung thêm chuyên đề hoặc tăng thêm thời gian cho bài giảng. Ví dụ: chương trình bồi dưỡng đảng viên mới, Trung tâm bổ sung thêm chuyên đề báo cáo ngoại khóa về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, huyện; chương trình bồi dưỡng Bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở, bài 3: công tác tư tưởng và công tác tổ chức của chi bộ, đảng bộ cơ sở, chỉ được bố trí 01 buổi là chưa phù hợp, rất khó để truyền đạt hết nội dung của bài cho cụ thể để học viên lĩnh hội và vận dụng làm tốt, Trung tâm bố trí 01 ngày để thực hiện bài giảng này. Ngoài ra, để đảm bảo tính thời sự của từng bài giảng, Trung tâm quán triệt cho đội ngũ GV thường xuyên bổ sung, cập nhật những điểm mới trong các chỉ thị, nghị quyết của đảng các cấp.

Qua khảo sát, có 100% CB lãnh đạo - quản lý và GV cho rằng TTCT thực hiện giảng dạy đảm bảo nội dung đúng với quy định của Ban Tuyên giáo TƯ, đồng thời xây dựng và phát triển chương trình bồi dưỡng (về nội dung và thời gian) một cách hợp lý ở mức độ thường xuyên và rất thường xuyên; có 75% CB lãnh đạo - quản lý và GV đánh giá kết quả thực hiện nội dung này ở mức tốt.

Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp lịch học tập: Kế hoạch bồi dưỡng LLCT cho CB, ĐV hàng năm được TTCT xây dựng từ cuối năm trước. Kế hoạch chung được cụ thể hóa thành kế hoạch chi tiết, xác định tiến độ thực hiện, gửi các tổ chức cơ sở đảng biết, chủ động trong việc chọn cử HV đi học.

Trước khi lớp học diễn ra, Trung tâm xây dựng lịch học, gửi GV biết, chuẩn bị bài và sắp xếp công việc cho hợp lý. Lịch học vừa đảm bảo nội dung chương trình quy định, vừa đảm bảo tính khoa học, hợp lý, logic. Tuy nhiên,

do công việc chuyên môn của các đồng chí GV kiêm chức có khi có phát sinh đột xuất nên buộc phải thay đổi lịch giảng, do đó, có lúc hệ thống bài học trong chương trình bị đảo, chưa thực sự logic, nên có ảnh hưởng nhất định đến việc tiếp thu bài của HV.

Qua khảo sát, có 70,5% CB lãnh đạo - quản lý và GV đánh giá việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp lịch học tập được thực hiện ở mức độ rất thường xuyên; có 68,2% CB lãnh đạo - quản lý và GV đánh giá việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp lịch học tập thực hiện đạt kết quả tốt.

Về kiểm tra việc thực hiện chương trình, nội dung bồi dưỡng: Lãnh đạo Trung tâm thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình, nội dung bồi dưỡng trong từng bài giảng của GV, thông qua nhiều kênh: dự giờ, duyệt giáo án, kiểm tra vở ghi chép của HV… Tuy nhiên, việc thực hiện này chưa được thường xuyên, đặc biệt là trong việc dự giờ.

Qua khảo sát, vẫn còn 12,5% CB lãnh đạo - quản lý và GV đánh giá công tác kiểm tra việc thực hiện chương trình, nội dung bồi dưỡng thực hiện ở mức thỉnh thoảng; 5,7% CB lãnh đạo - quản lý và GV đánh giá kết quả thực hiện mức nội dung công tác quản lý này đạt mức trung bình. Kết quả này phần nào phản ánh được những khó khăn trong việc dự giờ để đánh giá chất lượng giảng dạy đối với đội ngũ GV của đồng chí Giám đốc TTCT huyện Phù Mỹ trong thời gian qua.

Bảng 2.7. Thực trạng quản lý nội dung chương trình, kế hoạch bồi dưỡng T

T Nội dung quản lý

MỨC ĐỘ THỰC HIỆN (%) KẾT QUẢ THỰC HIỆN (%) Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Xây dựng và phát triển chương trình bồi dưỡng một cách hợp lý 35,2 64,8 0 0 75,0 25,0 0 0

2 Đảm bảo nội dung đúng với quy định của Ban Tuyên giáo TƯ 87,5 12,5 0 0 85,2 14,8 0 0 3 Cập nhật những chỉ thị, nghị quyết mới 71,6 17,0 11,4 0 78,4 21,6 0 0 4 Xây dựng KH bồi dưỡng, sắp xếp lịch học tập rõ ràng, hợp lý, khoa học 70,5 29,5 0 0 68,2 31,8 0 0

5 Kiểm tra việc thực hiện chương trình, nội dung bồi dưỡng

62,5 25,0 12,5 0 64,8 29,5 5,7 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm chính trị huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)