Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy và học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm chính trị huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 99 - 103)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.5. Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy và học

3.3.5.1. Ý nghĩa của biện pháp

Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy và học sẽ đưa hoạt động dạy của GV và hoạt động của HV đi vào nề nếp, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công mục tiêu giáo dục LLCT.

3.3.5.2. Nội dung và cách thực hiện

* Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy của giảng viên

Quản lý hoạt động dạy của GV LLCT là việc làm rất cần thiết nhằm đưa công tác giảng dạy LLCT tại Trung tâm đi vào nề nếp, nâng cao chất lượng, giúp cho công tác giáo dục LLCT đảm bảo mục tiêu đề ra (giúp HV có thêm kiến thức và nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao)...

Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy của GV tập trung vào các việc: - Quản lý, kiểm tra giáo án của GV:

Sau khi Thường trực Huyện ủy phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ cho CB, ĐV hàng năm, Trung tâm triển khai cho GV biết; phân công bài giảng cho GV; yêu cầu GV tiến hành soạn bài và nộp giáo

án cho Trung tâm phê duyệt trước khi lớp học diễn ra 05 ngày (khi phê duyệt, người phê duyệt phải chú ý việc đảm bảo nội dung trong bài giảng; phương pháp giảng dạy…). Sau khi hoàn thành bài giảng, GV bổ sung, hoàn chỉnh bài giảng và nộp giáo án cho Trung tâm quản lý, lưu giữ theo quy định.

Việc quản lý, kiểm tra giáo án được thực hiện tốt thì nội dung giảng dạy được GV chuẩn bị đầy đủ, chu đáo, nâng cao chất lượng giờ giảng, tránh tình trạng soạn và giảng qua loa, đại khái… Để thực hiện tốt việc này, cần kiên quyết khắc phục việc nể nang, ngại va chạm của lãnh đạo Trung tâm với đội ngũ GV kiêm chức trong việc kiểm tra, phê duyệt giáo án.

- Quản lý giờ lên lớp của GV:

Lãnh đạo Trung tâm cần quán triệt cho GV giờ vào lớp, giờ kết thúc buổi học và thời gian nghỉ giải lao giữa buổi để GV biết và chủ động trong việc sắp xếp thời gian nghỉ cho hợp lý.

Khắc phục hạn chế trong việc dự giờ đánh giá giờ giảng trong thời gian qua, trong thời gian tới, TTCT huyện cần quán triệt cho GV về việc tổ chức dự giờ định kỳ, đột xuất đối với GV. Việc dự giờ đánh giá giờ giảng do đồng chí Giám đốc Trung tâm chủ trì, mời thêm các GV khác dự, để cùng tổ chức rút kinh nghiệm.

Trong dự giờ đánh giá giờ giảng, cần chú ý các vấn đề: phương pháp giảng dạy, cách thức truyền đạt, phong cách đứng lớp, nội dung giảng dạy (nội dung cứng theo quy định và nội dung phân tích, liên hệ, mở rộng), kỹ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ…

Việc quản lý này nếu được thực hiện tốt sẽ giúp GV và HV tận dụng hết thời gian quy định của một buổi học để đạt được mục tiêu về kiến thức, thái độ, kỹ năng cho học viên qua từng bài giảng, giúp HV có thêm nhiều kiến thức để phục vụ tốt hơn công việc của bản thân.

Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, lãnh đạo Trung tâm cần đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy LLCT trong thời gian qua; đồng thời, quán triệt cho đội ngũ GV những vấn đề cần quan tâm thực hiện để đổi mới phương pháp giảng dạy LLCT trong thời gian tới. Tăng cường dự giờ để nắm được thực trạng việc đổi mới phương pháp giảng dạy LLCT của từng GV, chú ý việc sử dụng các phương pháp nêu vấn đề, tăng cường trao đổi, thảo luận…buộc HV phải suy nghĩ, làm việc trong giờ học, không thụ động tiếp thu bài.

* Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động học của HV:

Kết quả học tập của HV phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chất lượng giảng dạy của đội ngũ GV, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, động cơ, thái độ và phương pháp học tập của HV... Trong đó, yếu tố chủ quan của người học là rất quan trọng, mang tính quyết định. Chính vì vậy, việc quản lý, theo dõi quá trình học tập và rèn luyện của HV có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp học viên phát huy vai trò tự giác, chủ động của người học, từ đó nâng cao chất lượng và kết quả học tập.

Đối tượng tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng LLCT ở TTCT huyện là CB, ĐV và quần chúng ưu tú ở cơ sở. Động cơ học tập của đa số HV là muốn nâng cao trình độ nhận thức LLCT và nghiệp vụ để vận dụng có hiệu quả trong công việc thực tế. Song, cũng có những trường hợp do chưa xác định đúng động cơ học tập nên ý thức học tập chưa tốt, còn đi học theo kiểu đối phó, chấp hành mà chưa thấy được ý nghĩa và tác dụng tích cực của việc học trong việc nâng cao nhận thức chính trị và năng lực công tác cho bản thân.

Từ những đặc điểm nêu trên, công tác quản lý HV tại TTCT huyện Phù Mỹ có nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, nhất là việc quản lý thời gian lên lớp nghe giảng, tỷ lệ chuyên cần, phương pháp học tập của HV…

Để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động học của HV, trong thời gian đến, TTCT huyện cần tập trung thực hiện tốt mấy việc:

- Để thuận tiện trong công tác quản lý và lớp học đạt kết quả cao, mỗi lớp học nên biên chế từ 60 - 80 HV. Bầu ban cán sự lớp gồm: lớp trưởng và 01 hoặc 02 lớp phó. Ban cán sự lớp cùng cán bộ quản lý lớp có trách nhiệm quản lý nề nếp, hoạt động học của HV trong lớp đảm bảo theo nội quy học tập (đi học đúng giờ, ra vào lớp khi lớp học đang diễn ra thì phải có sự đồng ý của GV, không được sử dụng điện thoại, làm việc riêng trong giờ học, HV nghỉ học phải có giấy phép và có xác nhận của đơn vị cử đi học…)

- Phải thống nhất về trách nhiệm quản lý nề nếp của HV cho CB, GV, CB quản lý lớp, đảm bảo việc học tập của HV được nghiêm túc. Yêu cầu GV khi lên lớp phải điểm danh, nhận xét vào sổ đầu bài qua từng buổi học. Hàng buổi, CB quản lý lớp phải điểm danh HV, nắm chắc sĩ số HV và đối tượng vắng. Kiên quyết thực hiện nghiêm nội quy, quy chế học tập, kiểm tra (những HV học thiếu buổi theo quy định thì nhất thiết phải được học bù, học lại mới được tham gia làm bài kiểm tra).

- Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng nhằm xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng cho người học, giúp người học xác định học tập LLCT là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của chính bản thân mình. Việc này phải được các tổ chức cơ sở đảng tiến hành ngay từ khi chọn cử CB, ĐV và quần chúng ưu tú đi học và phải được Trung tâm tiến hành thường xuyên trong suốt thời gian HV học tập tại Trung tâm. Thông qua công tác này, giúp cho HV xác định được động cơ học tập đúng đắn, từ đó dẫn đến hành động đúng, tích cực trong quá trình tham gia học tập để lĩnh hội được kiến thức nhiều nhất, phục vụ tốt nhất cho công tác của mình sau khi hoàn thành lớp bồi dưỡng.

- Trung tâm cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cử CB, ĐV đi học để quản lý HV, thông báo tình hình học tập và rèn luyện của HV. Đề nghị các tổ chức cơ sở đảng xác định việc đi học là một trong những nhiệm vụ chính của CB, ĐV; phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho CB, ĐV trong thời gian được cử đi học, lấy kết quả học tập là tiêu chí bình xét thi đua, xét danh hiệu phấn

đấu của ĐV hàng năm.

- Khuyến khích HV tích cực đọc tài liệu liên quan nội dung học trong thời gian ngoài giờ lên lớp. Sau mỗi bài giảng, GV định hướng nội dung để HV tự đọc, tự nghiên cứu ở nhà và tổ chức thảo luận vấn đề được giao trong buổi thảo luận, giải đáp thắc mắc cuối khóa học. Từ đó, sẽ kích thích được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HV trong học tập.

- Cuối khóa bồi dưỡng, Trung tâm biểu dương, khen thưởng đối với các HV có kết quả học tập và rèn luyện tốt (số lượng không vượt quá 10% số lượng HV của lớp), tạo động lực cho HV phấn đấu khi tham gia các lớp bồi dưỡng do Trung tâm tổ chức; đồng thời, phê bình, nhắc nhở đối với các HV thực hiện chưa tốt nội quy lớp học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm chính trị huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)