Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm chính trị huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 108 - 114)

8. Cấu trúc luận văn

3.5. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 88 CB lãnh đạo, quản lý các ban, ngành, đoàn thể huyện và GV của TTCT huyện Phù Mỹ.

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm các biện pháp được đề xuất

CÁC BIỆN PHÁP Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Biện pháp 1: Tăng

cường công tác tham mưu cho Huyện ủy trong việc chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng chú trọng đúng mức đối với công tác bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên

64,8 35,2 0 0 59,1 40,9 0 0

Biện pháp 2: Đổi mới nội

CÁC BIỆN PHÁP Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi

LLCT theo hướng thiết thực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn

Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng đội ngũ GV LLCT ngang tầm nhiệm vụ; tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy của GV theo định hướng “lấy người học làm trung tâm”

60,2 39,8 0 0 45,5 54,5 0 0

Biện pháp 4: Đổi mới

phương pháp học tập của HV theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học

68,2 31,8 0 0 45,5 48,8 5,7 0

Biện pháp 5: Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy và học

65,9 34,1 0 0 40,9 55,7 3,4 0

Biện pháp 6: Tăng cường sự phối hợp giữa TTCT với cấp ủy địa phương, cơ quan, đơn vị cử CB đi học trong việc quản lý HV

62,5 37,5 0 0 47,7 52,3 0 0

Biện pháp 7: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học

46,6 53,4 0 0 44,3 53,4 2,3 0

Biện pháp 8: Đảm bảo chế độ

chính sách cho CB, GV và HV của Trung tâm

73,9 26,1 0 0 51,1 48,9 0 0

Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy:

Về tính cấp thiết: Có 100% CB lãnh đạo, quản lý và GV được lấy ý kiến đánh giá các biện pháp được đề xuất là cấp thiết và rất cấp thiết, không có biện pháp nào là ít cấp thiết và không cấp thiết.

GV đánh giá là khả thi và rất khả thi… Riêng các biện pháp các 4, 5, 6 còn một số ít ý kiến cho rằng ít khả thi.

Với kết quả khảo sát trên, có thể khẳng định rằng: các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại TTCT huyện Phù Mỹ được đề xuất trên nếu được triển khai thực hiện đồng bộ sẽ nâng cao hiệu công tác giáo dục LLCT tại TTCT huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Tiểu kết chương 3

Qua nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại TTCT cấp huyện; thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại TTCT huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, chúng tôi đã đề xuất 8 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại TTCT huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, bao gồm:

- Tăng cường công tác tham mưu cho Huyện ủy trong việc chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng chú trọng đúng mức đối với công tác bồi dưỡng LLCT cho CB, ĐV;

- Đổi mới nội dung chương trình bồi dưỡng LLCT theo hướng thiết thực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn;

- Nâng cao chất lượng đội ngũ GV LLCT ngang tầm nhiệm vụ; tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy của GV theo định hướng “lấy người học làm trung tâm”;

- Đổi mới phương pháp học tập của HV theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học;

- Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy và học;

- Tăng cường sự phối hợp giữa TTCT với cấp ủy địa phương, cơ quan, đơn vị cử CB, ĐV đi học trong việc quản lý HV;

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học;

- Đảm bảo chế độ, chính sách cho CB, GV và HV của Trung tâm.

Các biện pháp trên có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Kết quả khảo nghiệm cho thấy CB lãnh đạo, quản lý và GV Trung tâm đánh giá cao tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

Các biện pháp đề xuất trên nếu được triển khai thực hiện một cách đồng bộ sẽ tạo chuyển biến tích cực trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại TTCT huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, góp phần quan trọng

trong tạo sự đồng thuận trong nhận thức, tư tưởng và hành động của CB, ĐV và Nhân dân trên địa bàn huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng của địa phương, của đất nước.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Đảng ta tổ chức trường học lý luận cho cán bộ để nâng cao trình độ lý luận của Đảng ta đặng để giải quyết sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế của Đảng ta, để Đảng ta có thể làm tốt hơn công tác của mình, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ cách mạng của mình”. Sự nghiệp cách mạng phía trước của Đảng ta, của dân tộc ta có nhiều thuận lợi, thời cơ, thách thức, khó khăn đan xen; vai trò định hướng của lý luận càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó, việc đổi mới biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục LLCT là việc làm hết sức quan trọng, cần thiết nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ CB, ĐV đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

1.2. Về thực trạng

Qua khảo sát và nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại TTCT huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định cho thấy: Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể và các tổ chức cơ sở đảng; sự phấn đấu, nỗ lực hết mình của đội ngũ CB, VC, GV TTCT huyện Phù Mỹ bám sát các quy định, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo TƯ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định, triển khai các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT để thực hiện nhiệm vụ giáo dục LLCT cho CB, ĐV ở cơ sở. Quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại TTCT huyện Phù Mỹ được chú trọng cả về mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, hình thức bồi dưỡng, kiểm tra - đánh giá kết quả bồi dưỡng, phương tiện dạy học...

Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác giáo dục LLCT trong giai đoạn mới thì hoạt động bồi dưỡng LLCT tại TTCT huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định vẫn còn những hạn chế, bất cập cần khắc phục.

Việc nghiên cứu, đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT mang tính cấp thiết và khả thi cao là hết sức cần thiết, giúp TTCT huyện Phù Mỹ hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

2. Khuyến nghị

Qua khảo sát, nghiên cứu các vấn đề đặt ra đối với đề tài, chúng tôi xin có một số khuyến nghị:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm chính trị huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)