8. Cấu trúc luận văn
2.1.3. Nhu cầu bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên và nhân dân
huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định hiện nay
Công tác giáo dục LLCT là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT được Đảng ta xác định là yêu cầu vừa cấp bách, vừa thường xuyên. Thông qua công tác giáo dục LLCT, từng bước góp phần nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ, giữ vững bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp cho đội ngũ CB, ĐV và Nhân dân.
Hiện nay, sự nghiệp đổi mới đất nước, xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đã và đang làm thay đổi nhanh chóng các mặt của đời sống xã hội, bên cạnh những thời cơ, xuất hiện không ít những nguy cơ, thách thức. Thêm vào đó, các thế lực thù địch đang đẩy mạnh các hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo…
khả năng "miễn dịch" và "sức đề kháng" tốt, luôn giữ vững bản lĩnh chính trị; nhận thức đúng về bản chất cách mạng và khoa học của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tích cực, chủ động đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch... Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận CB, ĐV hoang mang, dao động, giảm sút ý chí, niềm tin khi đứng trước những tác động tiêu cực. Nghị quyết hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã chỉ rõ: “Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao”.
Trong bối cảnh đó, hơn lúc nào hết, công tác giáo dục LLCT để nâng cao nhận thức chính trị và bản lĩnh chính trị cho CB, ĐV trong giai đoạn hiện nay cần phải được đặc biệt quan tâm. Thông qua công tác giáo dục LLCT góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của từng tổ chức đảng nói chung và tinh thần cách mạng, tính tiền phong, gương mẫu... của mỗi CB, ĐV nói riêng, góp phần xây dựng Đảng ta trong sạch vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức...
Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 27/6/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định về tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong giai đoạn mới, căn cứ vào Hướng dẫn công tác giáo dục lý luận chính trị hàng năm của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định, hàng năm, TTCT huyện chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan và các tổ chức cơ sở đảng để nắm nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho CB, ĐV; xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ cho CB, ĐV cơ
Nội dung giáo dục, bồi dưỡng LLCT cho CB, ĐV và Nhân dân trên địa bàn huyện tập trung vào những vấn đề cơ bản sau: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực chủ yếu; nghiệp vụ công tác cho cán bộ Đảng, chính quyền, Mặt trận và các hội, đoàn thể ở cơ sở…
Từ thực trạng kết quả mở lớp bồi dưỡng LLCT trong thời gian qua (2016 - 2019) và nhu cầu hiện tại, năm 2020, Trung tâm chỉ xây dựng Kế hoạch mở 07 lớp bồi dưỡng LLCT, với 4 loại hình bồi dưỡng (03 lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng, 02 lớp bồi dưỡng đảng viên mới, 02 lớp bồi dưỡng chuyên đề chủ nghĩa yêu nước và 01 lớp bồi dưỡng bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở).
Thực hiện Quyết định số 41/2018/QĐ-UBND ngày 20/7/2018 của UBND tỉnh Bình Định về ban hành quy định chức danh, số lượng và một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách; mức khoán kinh phí hoạt động đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Định, năm 2020 là năm cuối cùng các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Định hoàn thành việc sắp xếp CB không chuyên trách cấp xã, thôn. Theo đó, ở cấp xã, chỉ bố trí 02 chức danh người hoạt động không chuyên trách đối với công tác tổ chức - kiểm tra và công tác tuyên giáo - dân vận. Ở cấp thôn: thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã hải đảo; thôn thuộc xã có khó khăn về ngân sách theo quy định của Bộ Tài chính và thôn thuộc xã loại I, loại II được bố trí tối đa không quá 3 người; các thôn còn lại được bố trí tối đa không quá 2 người đối với 4 vị trí: Bí thư chi bộ thôn; Trưởng thôn; Phó Trưởng thôn; Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn. Như vậy, việc kiêm nhiệm các chức danh đối với một người gây khó khăn rất lớn về mặt thực hiện chuyên môn, ảnh hưởng lớn đến chất lượng
công việc.
Từ thực tế đó, trong năm 2020, TTCT huyện Phù Mỹ sẽ có Kế hoạch phối hợp với các Ban xây dựng Đảng của Huyện ủy, Mặt trận và Phòng Nội vụ huyện biên soạn nội dung chương trình và mở các lớp về bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng, chính quyền, Mặt trận cho đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, thôn, giúp họ có thêm những kiến thức về LLCT và nghiệp vụ, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần xây dựng Đảng bộ huyện ngày càng trong sạch vững mạnh.