8. Cấu trúc luận văn
3.3.2. Đổi mới nội dung chương trình bồi dưỡng LLCT theo hướng
thiết thực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
3.3.2.1. Ý nghĩa của biện pháp
Việc thực hiện các chương trình bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ cần phải bám sát nội dung các hướng dẫn của Ban Tuyên giáo TƯ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định. Tuy nhiên, để nội dung bồi dưỡng mang tính thiết thực, hiệu quả thì việc đổi mới nội dung chương trình là hết sức cần thiết. Thực hiện tốt việc này sẽ giúp cho HV có thêm kiến thức, năng lực giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn ở cơ sở đặt ra.
3.3.2.2. Nội dung và cách thực hiện
- Xây dựng và phát triển chương trình bồi dưỡng (nội dung, thời gian) một cách hợp lý, theo hướng sát thực tiễn, gắn lý luận với thực tiễn, phục vụ nhu cầu công tác của người học.
Nội dung chương trình bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ hiện nay còn nặng về lý luận và những kiến thức tổng quát, vĩ mô; trong khi đó, phần nói về các kỹ năng giải quyết công việc thực tế chiếm dung lượng nhỏ, nội dung sơ sài. Nếu GV không linh hoạt, nhạy bén thì sẽ không đi sâu phần vận dụng thực tiễn nên khi về địa phương, người học không thể thực hành ngay.
Để khắc phục hạn chế này, trong thời gian tới, công tác giáo dục LLCT cần đổi mới về nội dung theo hướng gắn lý luận với thực tiễn, phù hợp với trình độ và nhu cầu của người học. Cụ thể: Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về LLCT cần tăng cường phần nội dung về tình hình, nhiệm vụ cụ thể của ngành, địa phương; tăng phần kiến thức về kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tế trong các lĩnh vực công tác; giảm những nội dung lý luận chung, trừu tượng, trùng lặp trong nhiều chương trình bồi dưỡng.
Việc đổi mới nội dung chương trình bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ cần bám sát lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Học cốt để mà làm. Học mà không làm được, học mấy cũng vô ích. Vì vậy huấn luyện phải thiết thực, sao cho những người đến học, học rồi, về địa phương họ có thể thực hành ngay”.
[16, tr 343]
- Bổ sung những chuyên đề về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng… của huyện để HV có thêm thông tin về tình hình địa phương và thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia các phong trào hành động cách mạng ở địa phương, đơn vị. Cụ thể:
Chương trình bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng, Trung tâm bổ sung thêm chuyên đề: Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Phù Mỹ trong thời gian qua, nhiệm vụ đặt ra trong thời gian đến. Chương trình bồi dưỡng đảng viên mới, Trung tâm bổ sung chuyên đề: Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện trong thời gian qua, nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung trong thời gian đến. Các chương trình bồi dưỡng LLCT và
nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận và các hội, đoàn thể ở cơ sở, Trung tâm tăng thêm thời gian cho phần nghiệp vụ, mời lãnh đạo Mặt trận và các hội, đoàn thể cấp tỉnh giới thiệu, chia sẻ những cách làm hiệu quả, mô hình hay ở các địa phương…
- Cập nhật những chỉ thị, nghị quyết mới, những vấn đề thời sự
Nội dung chương trình bồi dưỡng thường được biên soạn theo nhiệm kỳ Đại hội Đảng. Tuy nhiên, có một số chương trình chưa được biên soạn kịp thời theo nhiệm kỳ. Vì vậy, nội dung từng bài giảng cần có sự cập nhật, bổ sung kịp thời các chỉ thị, nghị quyết mới của Đảng để đảm bảo tính thời sự, cung cấp cho HV những kiến thức chính xác nhất. Ngoài nội dung chính của bài, GV cần cung cấp cho HV những vấn đề liên quan đến bài giảng, mang đậm “hơi thở” cuộc sống để HV nắm bắt và cùng trao đổi, chia sẻ hướng giải quyết. Nâng cao tính chiến đấu của bài giảng, lồng ghép để phản bác có hiệu quả các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội, phản động.
3.3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên LLCT ngang tầm nhiệm vụ; tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng “lấy người học làm trung tâm”
3.3.3.1. Ý nghĩa của biện pháp
Thực tế đã chỉ ra rằng, công tác tư tưởng nói chung, công tác giảng dạy LLCT nói riêng đã tham gia và tác động vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Công tác giáo dục LLCT không chỉ nâng cao nguồn lực của xã hội mà còn là yếu tố tạo nên các thành tựu kinh tế - xã hội. Một khi công tác giảng dạy LLCT được tổ chức có hiệu quả, đội ngũ CB, ĐV sẽ thấm nhuần các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ngược lại, nếu công tác giáo dục LLCT không được quan tâm chỉ đạo thực hiện, hoặc thực hiện qua loa, đại khái thì sẽ không tránh khỏi những sai lầm,
khuyết điểm trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Để công tác giáo dục LLCT đạt hiệu quả cao nhất thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV LLCT ngang tầm nhiệm vụ là hết sức cần thiết. Người GV được xem là nhân vật trung tâm, là linh hồn và là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng thực hiện bài giảng. Vì vậy, mỗi GV LLCT cần phấn đấu đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, ĐV đủ đức, đủ tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Trong thời gian qua, phương pháp giảng dạy LLCT chủ yếu ở TTCT huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định là phương pháp thuyết trình, diễn giải. Phương pháp này có những nhược điểm là gần như toàn bộ thời gian học tập trên lớp chỉ dành cho việc thuyết trình, độc thoại của GV; HV luôn trong trạng thái thụ động, tiếp thu một chiều lượng thông tin của GV đưa ra, làm cho HV trở nên thụ động, máy móc. Nếu trong quá trình giảng dạy, GV sử dụng một phương pháp này sẽ làm cho HV cảm thấy mệt mỏi, đôi khi gây ức chế về mặt tâm lý và không tập trung vào bài giảng.
Trong khi đó, việc học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi người học phải tích cực tham gia thảo luận, trao đổi những băn khoăn, vướng mắc để làm sáng tỏ các nội dung lý luận trừu tượng. Việc sử dụng phương pháp thuyết trình của GV gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng việc học của HV và hiệu quả công tác giáo dục LLCT.
Thực trạng này đặt ra một yêu cầu cấp bách là phải sớm đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng LLCT tại TTCT huyện Phù Mỹ. Phương pháp dạy học mới phải theo hướng “lấy người học làm trung tâm”, phát huy tính tích cực của người học.
Xuất phát từ thực trạng công tác giáo dục LLCT trong thời gian qua, từ yêu cầu của thời kỳ mới, Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 09/12/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 đã đặt ra yêu cầu về việc đổi mới phương pháp dạy học, đó là: “Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo hướng hiện đại, phù hợp đối tượng, đồng thời chú trọng nâng cao trình độ, rèn luyện phong cách, trau dồi bản lĩnh chính trị của đội ngũ giảng viên. Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị, công tác nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết, kết luận của Đảng theo hướng thiết thực, hiệu quả”.
3.3.3.2. Nội dung và cách thực hiện
- Tham mưu Huyện ủy xây dựng, củng cố, kiện toàn đội ngũ GV có bản lĩnh chính trị vững vàng, đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn và LLCT, có uy tín, năng lực công tác và đặc biệt là không có “vết tì”, để thực sự là tấm gương sáng cho HV noi theo…
Căn cứ vào tiêu chuẩn của người GV được quy định trong Quyết định 1853-QĐ/BTGTW ngày 4/3/2010 của Ban Tuyên giáo TƯ để tham mưu cho Huyện ủy trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV chuyên trách về chuyên môn, LLCT, nghiệp vụ sư phạm (đảm bảo ít nhất 3 đồng chí); củng cố, kiện toàn đội ngũ GV kiêm chức, đảm bảo hoàn thành tốt yêu cầu, nhiệm vụ của công tác giáo dục LLCT trong giai đoạn mới.
- Để nâng cao chất lượng đội ngũ GV LLCT, cần tập trung các việc: + Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy LLCT cho GV
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Các thầy giáo, cô giáo phải tìm cách dạy. Dạy cái gì, dạy thế nào để học trò hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh”. Đó là yêu cầu của Người về phương pháp giảng dạy của người thầy.
Đối với công tác giáo dục LLCT, việc đổi mới phương pháp giảng dạy là việc làm quan trọng, cần thiết và thường xuyên. Đổi mới phương pháp dạy
học phải theo định hướng “lấy người học làm trung tâm”. Đây là phương pháp giáo dục mới, khơi dậy tính chủ động, sáng tạo và tích cực của người được giáo dục, chuyển quá trình đào tạo, bồi dưỡng thành quá trình tự đào tạo, tự bồi dưỡng; người GV chỉ là người tổ chức, định hướng và tạo điều kiện để người được giáo dục (HV) tự tìm lấy kiến thức, rèn luyện về phương pháp tư duy, khả năng vận dụng kiến thức giải quyết tình huống thực tiễn. Ngoài ra, trong giờ giảng, người GV cần tạo ra những tình huống có vấn đề để HV cùng tham gia trao đổi, thảo luận, trình bày quan điểm của bản thân hoặc đề ra hướng giải quyết.
Việc đổi mới phương pháp giáo dục LLCT muốn thành công, phải luôn bám sát mục tiêu của giáo dục LLCT: Nâng cao nhận thức; nâng cao trình độ, kỹ năng thực hành; nâng cao tình cảm tha thiết đối với sự nghiệp cách mạng, tin tưởng vào sự đúng đắn của đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tin vào tính tất thắng của chủ nghĩa xã hội, có đủ bản lĩnh vững vàng trước những “khúc quanh” của lịch sử…
LLCT thường trừu tượng, khô cứng nên khó hiểu, khó tiếp thu. Trong khi đó, GV của TTCT huyện Phù Mỹ chủ yếu là GV kiêm chức, là CB lãnh đạo các ban xây dựng Đảng của Huyện ủy, Mặt trận và các đoàn thể, công an huyện, quân sự huyện…- những người chưa được đào tạo chính quy về công tác giảng dạy, do đó, có sự hạn chế nhất định về phương pháp sư phạm. Vì vậy, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy LLCT sẽ giúp cho GV có được phương pháp và kinh nghiệm để giảng đúng, giảng tốt, giảng hay, truyền đạt các kiến thức LLCT tới HV một cách thuận lợi nhất, tạo điều kiện cho học viên dễ tiếp thu bài học và có khả năng vận dụng tốt.
+ Thường xuyên tiến hành các hoạt động cập nhật kiến thức lý luận mới cho đội ngũ GV bằng các hình thức như tập huấn, gửi tài liệu nghiên cứu phục vụ công tác giảng dạy.
+ Thườngxuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn (thực hiện theo định kỳ hàng quý), thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm trong giảng dạy cho đội ngũ GV giảng dạy LLCT. Điều này giúp đội ngũ GV có dịp giao lưu, học hỏi, rút kinh nghiệm trong giảng dạy, đặc biệt là sử dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của người học để thu hút, lôi cuốn HV tập trung học tập và tự giác nghiên cứu bài sâu hơn.
+ Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ GV. Mặc dù, GV của Trung tâm đều đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ LLCT và chuyên môn, song việc bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, Trung tâm cần kiến nghị với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định, Trường Chính trị tỉnh Bình Định thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, giúp GV nắm vững yêu cầu, mục tiêu của từng bài giảng trong các chương trình; có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy.
Ngoài ra, việc nâng cao trình độ tin học để GV sử dụng các phần mềm tin học trong soạn bài, nhất là sử dụng giáo án điện tử để tăng tính trực quan sinh động, thu hút sự chú ý của người học là hết sức cần thiết. Qua thực tiễn, việc sử dụng giáo án điện tử sẽ thu hút, lôi cuốn và giúp người học nhớ bài dễ hơn so với cách dạy thuyết trình truyền thống (độc thoại, không có phương tiện trực quan sinh động). Vì vậy, cần đặc biệt giúp cho GV sử dụng có hiệu quả giáo án điện tử, tránh chuyển từ việc GV đọc, HV ghi sang GV chiếu, HV chép.
+ Nâng cao ý thức tự học tập, tự rèn luyện của GV LLCT; khuyến khích GV đọc sách báo, tài liệu để có thêm tư liệu minh họa, làm phong phú thêm bài giảng.
+ Tăng cường tổ chức các hoạt động nghiên cứu thực tế cho GV giúp GV nắm bắt những vấn đề thực tiễn ở địa phương, cơ sở để vận dụng vào các
bài giảng. Vấn đề này, trong thời gian qua, do kinh phí địa phương còn hạn hẹp nên Trung tâm mới chỉ bố trí được cho GV tham gia đi thực tế cùng lớp sơ cấp lý luận chính trị (chương trình đào tạo); còn các lớp thuộc chương trình bồi dưỡng thì chưa thực hiện được. Thời gian tới, Trung tâm sẽ đề xuất Huyện ủy, UBND huyện quan tâm hơn nữa trong việc bố trí nguồn kinh phí cho đội ngũ GV của Trung tâm đi nghiên cứu thực tế ở các địa phương trong và ngoài tỉnh, giúp nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn của GV.
3.3.4. Tích cực đổi mới phương pháp học tập của học viên theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học
3.3.4.1. Ý nghĩa của biện pháp
Hoạt động học của HV có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định chất lượng hoạt động bồi dưỡng LLCT. Trong thời gian qua, hoạt động học tập của HV tại TTCT Phù Mỹ chủ yếu diễn ra thụ động, một chiều (GV giảng - HV nghe; GV đọc - HV ghi), vì vậy nên việc tiếp thu, nắm chắc vấn đề và vận dụng vào thực tế của HV còn có những hạn chế nhất định.
Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp học của HV giúp HV chủ động trong việc tìm đọc tài liệu liên quan, mạnh dạn trao đổi với GV về những vấn đề chưa rõ, nắm chắc kiến thức được học và vận dụng linh hoạt, hiệu quả vào việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
3.3.4.2. Nội dung và cách thực hiện
Dạy và học là hai mặt thống nhất biện chứng trong một quá trình, dù cho GV có dùng phương pháp hiện đại, tích cực đến đâu mà không được HV hưởng ứng thì hiệu quả cũng không cao. Do vậy, cùng với việc đổi mới phương pháp dạy của GV cần phải đổi mới phương pháp học của HV.
Học tập LLCT là công việc thường xuyên, lâu dài đối với mỗi CB, ĐV nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng, từ đó vận dụng vào thực tiễn công tác. Vì vậy, để có thể lĩnh hội được nhiều kiến
thức LLCT và nâng cao năng lực công tác, đòi hỏi trong thời gian tham gia học tập, HV phải có phương pháp học hiệu quả nhất, khắc phục được biểu hiện sao nhãng, coi thường việc học, tích cực tìm đọc tài liệu có liên quan...
Nói về phương pháp học tập, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy:“tự nguyện, tự giác, nêu cao tinh thần chịu khó, cố gắng, không lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào trong học tập. Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất cứ vấn đề gì, phải đặt câu hỏi “vì