8. Cấu trúc luận văn
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động bồi dưỡng LLCT của TTCT huyện Phù Mỹ thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, đó là:
+ Dù đã chủ động trong công tác phối hợp, thông báo tổ chức lớp, song việc mở lớp có lúc còn bất thành (lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng và lớp bồi dưỡng đảng viên mới).
+ Chất lượng giảng dạy của một số GV có mặt còn hạn chế; việc sắp xếp bài giảng có lúc còn bị động, thiếu tính logic, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác bồi dưỡng LLCT.
+ Trung tâm chưa có các thiết chế: thư viện, phòng ăn, ở… để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu học tập, nghỉ ngơi của HV.
+Tinh thần, thái độ học tập LLCT của một số HV chưa cao, cá biệt còn có trường hợp tham gia học mang tính bị bắt buộc, phải chấp hành sự phân công của tổ chức.
Những hạn chế trên đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động bồi dưỡng LLCT tại TTCT huyện Phù Mỹ.
Những hạn chế nêu trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu sau: + Một số cấp ủy còn xem nhẹ công tác giáo dục LLCT cho CB, ĐV và Nhân dân; chưa quan tâm đúng mức đến việc tạo nguồn để phát triển đảng viên mới; có nơi việc kết nạp đảng viên mới còn chạy theo số lượng; chưa tạo điều kiện đúng mức về thời gian, công việc cho HV trong thời gian được cử đi học…
+ GV kiêm chức công việc chuyên môn nhiều, việc tham gia giảng dạy mang tính chất không chuyên nên phương pháp giảng dạy, thời gian dành cho
việc soạn giảng còn hạn chế, ảnh hưởng nhất định đến chất lượng công tác bồi dưỡng LLCT.
+ Việc tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV giảng dạy tại các TTCT cấp huyện của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chưa thường xuyên.
+ Một số HV nhận thức chính trị chưa tốt, thiếu ý thức học tập nên chưa tha thiết với việc học tập LLCT.
+ Chế độ hỗ trợ HV (thực hiện theo Thông tư 36/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính) không phù hợp với tình hình thực tế nên chưa tạo được động lực cho HV; chỉ có HV là CB không chuyên trách ở xã, thôn; CB, công chức, viên chức mới được nhận hỗ trợ tiền khi tham gia học tập các lớp do Trung tâm tổ chức. Điều này chưa tạo được động lực học tập cho HV không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và chỉ ở nhà làm nông.
Tiểu kết chương 2
Trong thời gian qua, TTCT huyện Phù Mỹ đã thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CB, ĐV và Nhân dân, góp phần quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ CB, ĐV ở cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, nâng cao năng lực công tác, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh. Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT được chú trọng thực hiện toàn diện cả về mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, hoạt động dạy học của GV và HV, hình thức tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học…
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT của TTCT huyện vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm khắc phục để đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ công tác giáo dục LLCT trong giai đoạn mới.
Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại TTCT huyện Phù Mỹ thời gian qua là cơ sở quan trọng để tác giả tiến hành nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại TTCT huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trong thời gian tới.
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ
HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH