Những quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm chính trị huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 84 - 86)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Những quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác bồ

LLCT tại Trung tâm Chính trị huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

3.1.1. Những quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác bồi dưỡng LLCT LLCT

Công tác giáo dục LLCT là một bộ phận của công tác tư tưởng của Đảng. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm công tác giáo dục LLCT nhằm giác ngộ lý tưởng cách mạng, nâng cao nhận thức chính trị, thống nhất ý chí và hành động của CB, ĐV và Nhân dân để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng mỗi thời kỳ.

Trong thời gian qua, công tác giáo dục LLCT đã giúp Đảng ta xây dựng được đường lối chính trị đúng đắn, huy động được sức mạnh to lớn của toàn dân để giành được những thắng lợi to lớn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác này vẫn còn những hạn chế. Trong các Nghị quyết, Đảng ta thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế đó là:

Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý đã tổng kết: "Việc mở rộng quy mô đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn liền với nâng cao chất lượng. Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng chậm được đổi mới, bổ sung, cập nhật, còn trùng lặp, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, phong cách lãnh đạo, quản lý. Phương pháp giảng dạy, học tập chậm được đổi mới, nặng về truyền đạt kiến thức, chưa phát huy được

tính tích cực, sáng tạo của học viên... Quản lý đào tạo còn có mặt yếu kém, nhất là quản lý tự học của học viên. Chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo còn có mặt hạn chế".

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ cũng chỉ rõ: "Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giảng dạy và học tập nghị quyết của Đảng chưa được coi trọng đúng mức, kém hiệu quả, nội dung và phương pháp giáo dục, truyền đạt chậm đổi mới; chưa tạo được sự thống nhất cao trong nhận thức về tình trạng suy thoái, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" và những hậu quả gây ra".

Để khắc phục những hạn chế ấy, Đại hội XII của Đảng xác định: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng, tuyên truyền học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT, giáo dục công dân trong hệ thống các trường chính trị, các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Mỗi cán bộ, đảng viên phải học tập, nâng cao trình độ LLCT”.

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đề ra nhiệm vụ đối với công tác giáo dục LLCT: “Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức trong toàn Đảng về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận bắt buộc hằng năm đối với cán bộ, đảng viên gắn với việc cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới phù hợp từng đối tượng, từng cấp, từng ngành, từng địa

phương… Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy và học lý luận chính trị gắn với ứng dụng thực tế, tăng cường kiểm tra và quản lý chặt chẽ chất lượng dạy và học”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm chính trị huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)