Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 25 - 26)

7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.2.4. Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo

HĐVC có những đặc điểm nổi bật như:

- Tính tự do: Trẻ tự nguyện tham gia vào trò chơi mình thích, tự chọn bạn chơi, tự lựa chọn đồ chơi mà mình cần, tự chơi theo cách trẻ biết một cách tự nguyện, tự lập, không ép buộc, máy móc ngay cả việc trẻ thích thì trẻ chơi, không thích chơi nữa thì thôi nếu không còn cảm thấy hứng thú, người lớn chỉ trong vai trò hướng dẫn cho trẻ các chơi. Trẻ chơi là tính hấp dẫn của trò chơi, trẻ chơi để vui không vì kết quả đạt được trong hoạt động chơi đó.

- Tính sáng tạo: Trẻ nhìn thấy người lớn hành động làm việc, ứng xử và trẻ nhập vai lại không phải bắt chước nguyên si mà bằng những cách sáng tạo riêng của trẻ trong việc sử dụng, thay thế khi chơi.

- Tính màu sắc, cảm xúc chân thực, mạnh mẽ: Trò chơi đã tác động mạnh mẽ và toàn diện đến trẻ. Dù biết trong trò chơi đều chỉ là giả vờ, bắt chước nhưng tình cảm trong hoạt động trò chơi đó của trẻ mang tính chân thực, hồn nhiên và thẳng thắn, không mang tính giả tạo, lắt léo.

15

sáng tạo, niềm vui chiến thắng, niềm vui đẹp đẽ, niềm vui của những phẩm giá. Hơn nữa, khi chơi trẻ không chỉ trải nghiệm những xúc cảm, tình cảm tích cực mà còn cả những xúc cảm, tình cảm tiêu cực như nỗi buồn khi thất bại, sự giận hờn chưa thỏa mãn trước kết quả chơi. Phần lớn trường hợp trò chơi thường mang lại cho trẻ niềm vui, sự thoải mái, mãn nguyện”.

- Tính chất tượng trưng: Được mô phỏng lại những gì trẻ cảm nhận trong cuộc sống. Trong khi chơi, trẻ có thể dùng đồ vật thay thế tượng trưng cho vật thật, việc thật, chính sự mô phỏng đó là điều kiện cần thiết giúp trẻ có được những hành động tự do, thoải mái, có niềm say mê đến tận cùng với bao ước mơ ngộ nghĩnh và thú vị, làm nảy sinh trí tưởng tượng và chức năng ký hiệu - Tượng trưng, ví dụ: Trẻ tham gia vào trò chơi khám bệnh nhân với dụng cụ y tế thăm khám cho búp bê rồi kết luận, kê đơn thuốc hoặc tiêm hoặc Trẻ trong vai bà mẹ có con đau ốm tỏ ra lo lắng, buồn phiền; Trò chơi “mèo đuổi chuột” trẻ trong vai chuột sợ hãi, khiếp sợ khi mèo đến gần, con mèo thì ré lên khoái trí khi vồ được chuột.

Trò chơi của trẻ thay đổi theo lứa tuổi. Nếu ở lứa tuổi hài nhi, hành động chơi chưa thể hiện rõ và thường xuất hiện sau những hành động mang tính ngẫu nhiên, tình cờ; Bước sang tuổi ấu nhi hành động chơi thể hiện rõ hơn khi xuất hiện những hành động mang tính chủ động. Trẻ hành động nhằm khám phá đối tượng đồ vật và bắt chước hành động của người lớn, sau đó mô phỏng những hành động ấy trong khi chơi. Cuối tuổi ấu nhi trò chơi thao tác giả bộ xuất hiện đến tuổi MG trò chơi ngày càng phong phú hoàn thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 25 - 26)