Quản lý hoạt động tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng hoạt động vu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 65 - 67)

7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.4.4. Quản lý hoạt động tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng hoạt động vu

chơi cho trẻ mẫu giáo

Khi mỗi người giáo viên có được các kỹ năng tổ chức HĐVC trở nên hấp dẫn, sinh động và dễ chơi đối với trẻ, trẻ sẽ hào hứng và tham gia tích cực và hăng say vào các hoạt động vui chơi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nội dung trò chơi hấp dẫn, hình thức và phương pháp tổ chức lôi cuốn, các điều kiện và phương tiện hỗ trợ đầy đủ… Nhưng yếu tố trong tâm quyết định sự thành bại của hoạt động này chính là việc người giáo viên phải có kỹ năng về tổ chức các hoạt động vui chơi đó. Nên đẩy mạnh công tác quản lý hoạt động tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên mầm non các kỹ năng về tổ chức hoạt động vui chơi có vai trò vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại của các hoạt động vui chơi. Để khẳng định điều này chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL và GV kết quả thu được tại bảng 2.13.

Bảng 2.13. Bảng đánh giá về quản lý hoạt động tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ

Quản lý hoạt động tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức

hoạt động vui chơi cho trẻ.

Mức độ đánh giá % HTK PH K PH TĐ PH PH R PH (X) 1. Mời các chuyên gia về tổ chức

và tập huấn và bồi dưỡng. 0.0 18.1 25.3 32.5 24.1 3.6 2. Đa dạng hóa hình thức tổ chức

tập huấn và bồi dưỡng. 0.0 19.3 21.7 30.1 28.9 3.7 3. Đảm bảo các điều kiện CSVC

phục vụ cho tập huấn và bồi dưỡng 0.0 21.7 20.5 27.7 30.1 3.7 4. Kiểm tra và đánh giá kết quả

và bồi dưỡng 0.0 13.3 16.9 30.1 39.8 4.0

Ghi chú: 1 ≤ X ≤ 5; X (hệ số trung bình); (SD) HTKPH (Hoàn toàn

không phù hợp ); KPH (Không phù hợp); TĐPH (Tương đối phù hợp); PH (phù hợp); RPH (Rất phù hợp)

55

Kết quả khảo sát cho thấy công tác quản lý hoạt động tập huấn, bồi dưỡng tập trung vào các nội dung chính là: “Mời các chuyên gia về tổ chức tập huấn và bồi dưỡng: Đa dạng hóa hình thức tổ chức tập huấn và bồi dưỡng; Đảm bảo các điều kiện CSVC phục vụ cho tập huấn và bồi dưỡng; Kiểm tra và đánh giá về kết quả tập huấn và bồi dưỡng”. Việc mời các chuyên gia về tập huấn và bồi dưỡng kỹ năng tổ chức trò chơi cho GVMN là “Phù hợp” và “Rất phù hợp”. Mỗi năm các nhà trường mầm non đều chú trọng việc tập huấn và bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho giáo viên, kiểm tra và đánh giá kết quả bồi dưỡng cũng đạtX= 4.0. Qua những đợt tập huấn này phần nào góp phần nâng cao về kỹ năng cho giáo viên. Tuy nhiên, trên thực tế ở một số trường hoạt động này có triển khai nhưng hiệu quả chưa cao, nội dung và hình thức tập huấn nghèo nàn, thiếu tính mới, ít mời được các chuyên gia có trình độ cao do hạn chế về mặt kinh phí.

Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát về mức độ hiệu quả của hoạt động tập huấn và bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo kết quả thu được tại bảng 2.14.

Bảng 2.14. Bảng đánh giá về mức độ hiệu quả quản lý hoạt động tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ Hiệu quả quản lý hoạt động tập

huấn, bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ

Mức độ đánh giá %

Kém Yếu Trung

bình Khá Tốt (X ) (SD)

1.Mời các chuyên gia về tổ chức

và tập huấn và bồi dưỡng. 0.0 6.0 14.5 24.1 55.4 4.3 0.93 2. Đa dạng hóa hình thức tổ chức

tập huấn và bồi dưỡng. 0.0 9.6 18.1 31.3 41.0 4.0 0.99 3. Đảm bảo các điều kiện CSVC

phục vụ cho tập huấn và bồi dưỡng 0.0 12 13.3 27.7 47.0 4.1 1.04 4. Kiểm tra và đánh giá kết quả

56

Ghi chú: 1 ≤ X ≤ 5; X (hệ số trung bình); (SD) (độ lệch chuẩn)

Kết quả khảo sát cho thấy công tác quản lý hoạt động tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên mầm non về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi và tương đối hiệu quả với điểm số trung bình được đánh giá thấp nhất từ 4.0 và cao nhất là 4.3. Trong đó nội dung hiệu quả nhất được đánh giá ở mức độ “Khá” và “Tốt” là “các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho tập huấn và bồi dưỡng”.Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng các hoạt động này hoàn toàn chưa hiệu quả như: “Kiểm tra và đánh giá về kết quả tập huấn và bồi dưỡng” với 6% ý kiến đánh giá; ý kiến đánh giá dành cho nội dung “Đa dạng hóa hình thức tổ chức tập huấn và bồi dưỡng” và 55.4% ý kiến đánh giá dành cho nội dung “Mời các chuyên gia về tổ chức tập huấn và bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 65 - 67)