Thực trạng quản lý các dạng hoạt động vui chơi cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 52 - 56)

7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.3.4. Thực trạng quản lý các dạng hoạt động vui chơi cho trẻ

42

HĐVC phong phú và đa dạng. Chúng tôi tiến hành khảo sát đánh giá của về việc tổ chức đa dạng các HĐVC cho trẻ và kết quả ở bảng 2.3.

Bảng 2.4. Bảng đánh giá của CBQL và giáo viên về quản lý các dạng hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Các dạng HĐVC cho trẻ Mức độ đánh giá % HTK XT KT X TĐ TX TX RTX (X) (SD) 1. Trò chơi đóng vai 0,0 0,0 6,0 32,5 61,4 4,6 0,61 2. Trò chơi đóng kịch 0,0 0,0 9,6 26,5 63,9 4,5 0,67 3. Trò chơi xây dựng lắp ghép 0,0 8,4 13,3 31,3 47 4,2 0,6 4. Trò chơi học tập 0,0 0,0 12 33,7 54,2 4,4 0,70 5. Trò chơi vận động 0,0 0,0 3,6 28,9 67,5 4,6 0,55

6. Trò chơi dân gian 2,4 6,0 22,9 33,7 34,9 3,9 1,02

7. Trò chơi với phương tiện

công nghiệp hiện đại 0,0 6,0 18,1 39,8 36,1 4,1 0,89

Ghi chú: 1 ≤ X ≤ 5; X (hệ số trung bình); (SD) (độ lệch chuẩn)

HTKTX (Hoàn toàn không thường xuyên ); KTX (Không thường xuyên); TĐTX (Tương đối thường xuyên); TX (thường xuyên); RTX (Rất thường xuyên )

Từ kết quả khảo sát cho thấy các dạng hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Gia Nghĩa là khá đa dạng như: “Trò chơi đóng vai; Trò chơi đóng kịch; Trò chơi xây dựng lắp ghép; trò chơi học tập; Trò chơi vận động; trò chơi dân gian; Trò chơi với phương tiện công nghiệp hiện đại”. Ở mỗi dạng trò chơi đều hướng đến giúp trẻ hình thành được kiến thức và các kỹ năng cần thiết. qua các dạng hoạt động vui chơi này sẽ giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi và khám phá thế giới đầy bí ẩn xung quanh. Dạng trò chơi được tổ chức “Rất thường xuyên” với ý kiến đánh giá của CBQL và GV là “Trò chơi vận động” 67,5% “thường xuyên” với trò chơi phương tiện công nghiệp hiện đại 39,8%. Qua đây nhận thấy đối với trẻ mầm non các trò chơi vận động là rất thú vị với trẻ, có vai trò tác động mạnh đến sức khỏe, tầm vóc và trí

43

thông minh của trẻ, mang đến cho trẻ những lợi ích lâu dài như các kĩ năng sống tuyệt vời, các cảm xúc tích cực và khả năng kiểm soát bản thân… Tiếp xúc các trò chơi vận động ngoài nâng cao thể chất còn giúp trẻ có cơ hội phát triển sự sáng tạo của mình. Giai đoạn này trẻ đang hoàn thiện khả năng đi, đứng, chạy, nhảy. Trẻ ngày càng “Thiện nghệ” hơn trong vận động. Sự phối hợp động tác giữa tay chân ngày càng nhịp nhàng.

Kết quả phỏng vấn giáo viên T.T.T.V cho thấy “cô thường xuyên tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ tham gia, nhìn các em tham gia một cách nhiệt tình, hăng say tôi cảm thấy rất vui. Vì HĐVC giúp trẻ các vận động tinh và vận động thô, đây là cơ sở giúp trẻ phát triển cả về thể chất và tinh thần”.

Đặc biệt các “Trò chơi xây dựng lắp ghép” được các giáo viên tổ chức cho trẻ chơi ở mức độ “Thường xuyên và rất thường xuyên”. Phỏng vấn giáo viên T.T.N cô cho rằng “Hàng ngày trẻ trong lớp thường được các cô tổ chức cho tham gia các trò chơi dân gian như” Dung dăn dung rẻ; Thả Đỉa Ba Ba; Mèo đuổi chuột; Rồng rắn lên mây; Chim bay cò bay; Cáo và Thỏ; Đua thuyền;....Thông qua HĐVC giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi mà qua đó còn giúp trẻ lĩnh họi các giá trị văn hóa của dân tộc, giúp các em hình thành những tình cảm ban đầu đối với quê hương, đất nước”

Ngoài ra các trò chơi đóng kịch, ũng được các giáo viên thường xuyên tổ chức với tỉ lệ 63,9% đánh giá của CBQL và GV. Để kiểm chứng cho số liệu điều tra này chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn cô hiệu trưởng Trường mầm non Misa L.T.T.H, sở dĩ có một số dạng hoạt động vui chơi mà giáo viên không tổ chức thường xuyên cho trẻ tham gia là do một số nguyên nhân như: GV yếu về kỹ năng tổ chức, thiếu phương tiên đồ dùng phục vụ cho hoạt động vui chơi đó, số lượng trẻ trong một lớp vẫn còn khá đông nên giáo viên gặp khó khăn trong việc tổ chức các HĐVC này cho trẻ tham gia.

Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát về mức độ hứng thú của trẻ khi tham gia vào các dạng HĐVC do GV tổ chức kết quả thu được ở bảng 2.4

44

Bảng 2.5. Đánh giá về mức độ hứng thú của trẻ khi tham gia các dạng trò chơi

Các dạng hoạt động vui chơi cho trẻ

Mức độ đánh giá % HTK HT K HT TĐ HT HT R HT (X ) (SD) 1. Trò chơi đóng vai 0,0 8,4 25,3 36,1 30,1 3,9 0.94 2. Trò chơi đóng kịch 0,0 9,6 14,5 39,8 36,1 4,0 0,95 3. Trò chơi xây dựng lắp ghép 0,0 0,0 7,2 30,1 62,7 4,6 0,63 4. Trò chơi học tập 0,0 6,0 24,1 33,7 36,1 4,0 0,92 5. Trò chơi vận động 0,0 0,0 6.0 15,7 78,3 4,7 0,57

6. Trò chơi dân gian 0,0 26,5 26,5 31,3 30,1 3,8 1,01

7. Trò chơi với phương tiện

công nghiệp hiện đại 0,0 18,1 18,1 19,3 62,7 4,4 0,78

Ghi chú: 1 ≤ X ≤ 5; X (hệ số trung bình); (SD) (độ lệch chuẩn)

HTKHT (Hoàn toàn không hứng thú ); KHT (Không hứng thú); TĐHT (Tương đối hứng thú); HT (hứng thú); RHT (Rất hứng thú).

Kết quả khảo sát cho thấy trẻ ở các trường mầm non rất hào hứng khi được tham gia các dạng hoạt động vui chơi do giáo viên tổ chức với điểm số trung bình khảo sát dao động từ (3,8 đến 4,7). Trong đó có tới 78,3% ý kiến đánh giá của CBQL và GV cho rằng “Trò chơi vận động” là trẻ tham gia với mức độ “Hứng thú và rất hứng thú”. 75% CBQL và GV đánh giá trẻ tham gia ở cùng mức độ này là trò chơi “Trò chơi với phương tiện công nghiệp hiện đại”. Trong khi đó có ý kiến đánh giá của CBQL và GV đối với mức độ hứng thú và rất hứng thú của trẻ khi tham gia vào các dạng hoạt động vui chơi như: “trò chơi học tập; trò chơi dân gian và trò chơi lắp ghép”. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy ở một số dạng trò chơi vẫn còn một số lượng nhỏ trẻ ít hứng thú khi tham gia chơi, điều này có thể xuất phát từ những nguyên nhân như: Trẻ mệt mỏi, phương tiện phục vụ cho hoạt động chơi thiếu hấp dẫn, các tổ chức trò chơi của cô chưa lôi cuốn. Do vậy, để giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia vào các dạng hoạt động vui chơi đó giáo viên cần lưu ý những vấn đề sức khỏe của trẻ, bổ sung các phương tiện đồ dùng, đặc biệt chú trọng vào

45

cách thức tổ chức hoạt động vui chơi cho hấp dẫn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 52 - 56)