Các loại hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 26 - 33)

7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.2.5. Các loại hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo

Đối với trẻ MN, HĐVC rất đa dạng và phong phú, đó không chỉ là hoạt động chủ đạo mà còn là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu được vui chơi cho trẻ. Lứa tuổi MG ở các trường MN thường tham gia các dạng HĐ như sau:

16

TCĐVTCĐ là loại trò chơi trong đó trẻ em mô phỏng lại một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc nhập vào các vai (tức là đóng vai) để hành động giống như người lớn theo chức năng xã hội và những mối quan hệ giữa họ, trẻ tái tạo lại những ấn tượng, những cảm xúc mà trẻ thu nhận được từ cuộc sống, từ môi trường xã hội nhờ sự tham gia tích cực của trí tưởng tượng. Khi trẻ chơi điều hấp dẫn nhất đối với trẻ là chúng thỏa mãn được nguyện vọng được chơi, được sống và hoạt động giống như người lớn. Ví dụ: Trò chơi “Gia đình” trẻ đóng vai là bố, mẹ, con...Bố, mẹ thương yêu con, chăm sóc con, lo lắng khi con ốm đau. Con ngoan biết nghe lời bố mẹ, lễ phép, kính trọng bố mẹ... Đây là lần đầu tiên các mối quan hệ xã hội giữa người với người được thể hiện một cách khách quan và tự nhiên trước mắt trẻ. Qua đó, trẻ có thể hiểu được trong xã hội mỗi người đều có quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi người xung quanh.

Những nét đặc thù của đóng vai theo chủ đề:

- Chủ đề chơi: Phản ánh vào trò chơi như: Chủ đề gia đình (trò chơi mẹ con), chủ đề giao thông (bé làm chú công an giao thông), chủ đề trường học (trò chơi dạy học ...), chủ đề phân vai ( Bé làm bác sĩ ...).

- Vai chơi: Là yếu tố quan trọng để tạo nên trò chơi như: Trẻ được ướm mình vào vị trí của một người lớn nào đó và bắt chước hành động của họ như là để thực hiện các chức năng xã hội. Vui chơi là yếu tố quan trọng để tạo nên trò chơi. Vai chơi luôn gắn liền với hành động chơi (thực hiện một công việc nào đó mang tính chất nghề nghiệp như: Họa sĩ (vẽ tranh); Thợ tóc (cắt tóc cho khách); Cô giáo (dạy học). Đóng vai chính là giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống của người lớn xung quanh. Đóng vai là hành động chủ yếu của trò chơi. Qua nhiều lần chơi khả năng đóng vai của trẻ ngày một tốt hơn.

- Muốn trở thành một vai nào đó trong trò chơi đóng vai theo chủ đề mang tính hợp tác trẻ phải biết thực hiện hành động đó, xuất phát từ hành

17

động thực tế mà trẻ đã nhìn thấy trong cuộc sống, trẻ nhập vai mô phỏng lại cuộc sống xung quanh của người lớn. Do vậy, để tiến hành trò chơi này phải có nhiều trẻ cùng tham gia, cùng hoạt động với nhau. Một “XH trẻ em” được hình thành, ví dụ chơi trò (Mẹ - Con; Cô giáo – Học sinh).

Mỗi trò chơi có đều có tính hai mặt: Thứ nhất là động cơ có tính chất XH, tức là “ý”, mặt thứ hai là mặt kỹ thuật (bao gồm các thao tác) tức là “nghĩa”. Trò chơi ĐVTCĐ chủ yếu nhằm vào “ý” tức là nhằm vào hình thành động cơ của trẻ được biểu hiện trong các MQH xã hội (dù chỉ là mô phỏng); Còn mặt kỹ thuật (những thao tác với đồ vật) chỉ là hỗ trợ cho mặt thứ nhất.

Bằng trò chơi ĐVTCĐ đưa trẻ đảm nhiệm các chức năng xã hội và tự biến mình thành một nhân cách xã hội, một con người như mọi người (vì trẻ có thể đóng bất cứ vai nào). Ý nghĩa xã hội của trò chơi được thể hiện trong các quy tắc mà ai cũng phải tuân theo (những quy tắc này được trẻ mô phỏng vào trò chơi), ví dụ như mua hàng thì phải trả tiền, đèn đỏ thì phải dừng lại… Khi chơi trẻ tự nguyện chấp nhận những chuẩn mực của đời sống xã hội trong các MQH: Người lớn với nhau và với trẻ em. Dần dần trẻ chuyển những quan hệ xã hội khách quan vào trong nhân cách của mình, tạo ra sự trải nghiệm, tạo ra thế giới nội tâm. Kết quả là tạo ra một cách nhìn nhận bản thân mình, tức tự ý thức (ý thức cá nhân) hình thành – Cốt lõi trong nhân cách mỗi người.

- Tính biểu trưng cao: Đó là chức năng ký hiệu tượng trưng của trò chơi, giả tượng trưng cho thật. Khi chơi mỗi trẻ tự nhận cho mình một vai và hành động theo vai của mình, tất cả những gì diễn ra trong trò chơi chỉ là giả vờ, vai chơi, hành động chơi, đồ chơi là giả, đều mang ý nghĩa tượng trưng, nhưng lại rất thực đối với trẻ vì nó phản ánh cái có thực đã xảy ra trong cuộc sống như vậy. Ví dụ: Bố mẹ chăm sóc con cái qua những hành động, dặn dò con, cho con ăn, ngủ, cô giáo hướng dẫn trẻ làm một số việc). Sự kiện đó đã cho ra đời chức năng mới của ý thức, từ đây trẻ có thêm một loại hình mới để

18

nhận thức hiện thực thông qua hệ thống ký hiệu. Nó là loại hình nhận thức đặc trưng của con người.

Trò chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi tiêu biểu, đặc trưng của trẻ mẫu giáo, góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu muốn bắt chước người lớn và khả năng chưa cho phép của trẻ, tạo động lực phát triển các mặt tâm lý, mối quan hệ giao tiếp ứng xử và tình cảm xã hội của trẻ.

Vai trò của GV là hướng dẫn trẻ khi chơi, nắm được ý đồ trẻ khi chơi, tác động phù hợp và đúng lúc để duy trì hứng thú cho trẻ, GV cũng là người tháo gỡ những khúc mắc giữa các trẻ khi cần thiết. Định hướng giúp trẻ theo cách lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động vui chơi.

 Trò chơi đóng kịch:

Trẻ rất thích nghe kể những câu chuyện cổ tích, thích đọc những bài ca dao, đồng dao có vần có điệu. Giáo viên giúp trẻ tiếp nhận tác phẩm văn học bằng nghệ thuật đọc, kể diễn cảm, bằng cách cho trẻ tiếp xúc những hình ảnh trực quan (tranh, mô hình, phim, ảnh, rối…).

Đóng kịch theo tác phẩm văn học là một nội dung của hoạt động vui chơi trong trường mầm non, không chỉ đơn thuần là trò chơi mà còn là hoạt động mang tính chất nghệ thuật, còn là trò chơi. Hai yếu tố này được kết hợp chặt chẽ trong nội dung cũng như trong quá trình tổ chức vui chơi.

Trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học trẻ được “hóa thân” thành các nhân vật với nội tâm phong phú, phức tạp với những cá tính khác biệt, với những hành động vừa thực tế, vừa kỳ ảo… để đóng được vai này trẻ phải trải qua một quá trình lao động nghệ thuật gần giống như người nghệ sĩ. Kết quả của trò chơi đóng kịch giúp trẻ tích lũy được kinh nghiệm sống qua trải nghiệm các nhân vật trong tác phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngôn ngữ và sự phát triển xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ ở trẻ, phát huy tính năng khiếu, sở trường của trẻ.

19

Trẻ lĩnh hội được qua vai diễn đóng kịch như: PTNN giàu hình ảnh, học diễn xuất giọng nói diễn cảm rõ ràng và trẻ hoàn thiện mình hơn về đạo đức, trẻ sẽ học ở đó lòng dũng cảm, tính trung thực, tình yêu quê hương đất nước, yêu những điều thiện, bênh vực những người yếu đuối, lên án những cái xấu, cái ác... đặc biệt trò chơi đóng kịch đã phát triển ở trẻ tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo. Ở trường MN nhiệm vụ làm cho trẻ yêu kịch, ham thích tham gia đóng kịch là rất quan trọng, khi đóng kịch trẻ vừa nhận thức được mối liên hệ giữa con người với tự nhiên, XH vừa được thể hiện nghệ thuật. Quá trình đó làm cho tâm hồn trẻ trở nên nhạy cảm, phong phú và sâu sắc...trò chơi đem lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc được vui chơi.

 Trò chơi xây dựng lắp ghép:

Đây là dạng trò chơi trong đó trẻ sử dụng kỹ năng xây dựng lắp ghép, các nguyên vật liệu xây dựng lắp ghép để phản ánh thế giới không gian hình khối trong công trình của mình, trẻ mô phỏng dựa trên những ấn tượng đã tích lũy được trong cuộc sống hàng ngày.

Đối với dạng trò chơi này ý tưởng của trẻ thường hiện diện trước, trong hoặc sau khi mô hình được ghép xong. Sau đó trẻ sẽ gọi tên, mô tả sơ bộ về đồ chơi, vật liệu xây dựng. Thông qua trò chơi này trẻ biết phối hợp các thao tác như xếp chồng, hoặc đặt các hình khối cạnh nhau tạo ra một mô hình xây dựng nào đó theo trí tưởng tượng của trẻ.

Để trẻ tích cực và hoàn thành tốt trò chơi này giáo viên cần phải cho trẻ được xem các hình ảnh trước, sau đó giúp trẻ tưởng tượng và sáng tạo ra cách thể hiện thông qua việc lắp ghép.

 Trò chơi học tập:

Trò chơi học tập là dạng trò chơi trong đó trẻ tham gia giải quyết việc học tập dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, thoải mái làm cho trẻ dễ dàng vượt qua những khó khăn, trở ngại nhất định vì trẻ tiếp nhận nhiệm vụ học tập như

20

một nhiệm vụ chơi, thông qua đó sẽ giúp trẻ nâng cao tính tích cực nhận thức trong lúc chơi. Đây là dạng trò chơi có luật, có định hướng rõ ràng. Loại trò chơi này là hình thức học tập có hiệu quả cho trẻ mẫu giáo, vì thông qua trò chơi trẻ có thể phát triển các phẩm chất trí tuệ, làm chính xác hóa các biểu tượng, khái niệm đơn giản, củng cố các kiến thức cho trẻ đã tiếp thu trong hoạt động học có chủ đích.

Trò chơi học tập giúp trẻ học được cách sử dụng các giác quan, các thao tác trí tuệ (phân tích so sánh, phán đoán, suy luận, khái quát…) vào việc lĩnh hội một khái niệm, một biểu tượng mới về thế giới xung quanh (cỏ, cây, hoa, động vật, phương tiện giao thông…). Mỗi một trò chơi đều định hướng đến một mục đích nhất định đến với sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Ví dụ: Trò chơi “Con gì biến mất” giúp trẻ phát hiện ra con gì đã biến mất, rèn luyện quan sát, trí chớ có chủ định. Hay trò chơi “Chiếc túi kỳ lạ”, trẻ cho tay vào túi và sử dụng xúc giác để sờ mó, cầm nắm đoán xem đó là gì.

 Trò chơi vận động:

Trò chơi vận động là loại trò chơi sử dụng cơ bắp và toàn bộ cơ thể để giải quyết một nhiệm vụ vận động như một nhiệm vụ thực hành dưới dạng hình thức vui chơi. Thông qua trò chơi vận động giúp trẻ cả vận động thô và vận động tinh, cũng như hình thành các kỹ năng phối hợp. Thông qua trò chơi này còn giúp trẻ có những hiểu biết về không gian và hình thành tính tự tin, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể.

Trò chơi vận động (TCVĐ) là một phương tiện để hình thành và phát triển thể lực và những phẩm chất thể lực (nhanh nhẹn, mạnh dạn, linh hoạt, kiên trì, bền bỉ) cho đứa trẻ. Nhờ có vận động mà quá trình trao đổi chất được tăng cường, sự tuần hoàn hô hấp, tiêu hóa… Hoạt động tốt, hoạt động của hệ thần kinh được nhanh nhẹn, linh hoạt và dẻo dai, hệ cơ xương cơ bắp được phát triển mạnh mẽ, kết quả tạo ra sự cân đối hài hòa ở cơ thể trẻ.

21

TCVĐ là trò chơi có luật, luật chơi quy định việc thực hiện các hành động chơi, nội dung chơi. Luật chơi trở thành động lực thúc đẩy trẻ vận động tích cực, ví dụ: Trò chơi “Mèo đuổi chuột” luật chơi là mèo phải bắt được chuột, yếu tố thắng, thua là động cơ thúc đẩy tính tích cực vận động của trẻ, không hề có sự buồn bã mà tất cả đều vui cười, sảng khoái.

Để TCVĐ có hiệu quả, giáo viên tổ chức cần tạo tâm thế chơi tích cực ở trẻ và ở mỗi độ tuổi thì khả năng vận động của trẻ cũng khác nhau, do đó cũng cần tính đến sức lực của trẻ khi tổ chức TCVĐ cho trẻ chơi và có thể nâng dần yêu cầu về độ khó để phát triển sự bền bỉ, dẻo dai, khéo léo cho trẻ.

 Trò chơi dân gian (TCDG):

Đây là dạng trò chơi được sáng tạo, lưu truyền thế hệ, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian (kéo co, nhảy ngựa). Không chỉ thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ mà còn góp phần hình thành nhân cách cho trẻ. TCDG là có luật chơi của từng trò chơi mang tính ước lệ, tạm thời. Trong quá trình chơi tùy độ tuổi, vốn kinh nghiệm của trẻ mà GV có thể thay đổi luật chơi cho phù hợp, tạo ra sức hấp dẫn và hứng thú cho trẻ tham gia.

Trò chơi mang ý nghĩa rèn luyện thể lực (kéo co, nhảy ngựa), làm cho vận động nhanh nhẹn, linh hoạt (mèo đuổi chuột, thả đỉa ba ba), làm cho chân tay khéo léo (vuốt hạt nổ, nhảy dây...), rèn luyện tính kiên trì, chịu khó (nhặt đậu, xỏ kim), làm cho nhanh trí (cướp cờ, bịt mắt bắt dê)… TCDG thường dễ chơi, dễ hòa nhập, gắn bó với thiên nhiên, gần gũi với con người, trẻ thơ. Đưa TCDG vào giáo dục MN là một việc làm rất cần thiết, góp phần xây dựng nhân cách văn hóa dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi còn bé.

 Trò chơi với phương tiện công nghệ hiện đại:

Trò chơi với phương tiện công nghệ hiện đại là dạng trò chơi mà trẻ được tiếp xúc với các phương tiện công nghệ hiện đại. Với những ứng dụng phần mềm của các chương trình trong hệ thống máy tính hiện nay và các loại

22

đồ chơi sử dụng năng lượng bởi chúng có thể giúp trẻ liên tục thay đổi trò chơi mà không nhàm chán. Khi biết về công nghệ thông tin, mở rộng nhận thức. Nhiều trường mầm non có điều kiện đã trang bị và hướng dẫn trẻ sử dụng máy tính để chơi một số bài tập: Chọn hình phù hợp để tạo thành bức tranh, tập tô chữ, vẽ tranh, đánh vần, nhận biết kiến thức tự nhiên qua những hình ảnh sống động dễ dàng hơn nhiều so với dùng sách, truyện hay tranh ảnh giấy như trước và trẻ cũng hứng thú hơn. Giúp phát huy tính sáng tạo vô cùng lớn, có tính hấp dẫn, lôi cuốn vì trò chơi này có sự tác động tới các bộ phận giác quan của trẻ như: Thị giác, thính giác và rèn luyện các kỹ năng về tay cho trẻ. Tuy nhiên, cần phải chú ý về mặt thời gian, không gian, khoảng cách, tư thế ngồi của trẻ, tránh tình trạng làm cho trẻ nghiện có những tác động không tốt đến sức khỏe của trẻ như: Cận thị, vẹo cột sống…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 26 - 33)