Thực trạng thực hiện các nội dung hoạt động vui chơi cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 50 - 52)

7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung hoạt động vui chơi cho trẻ

HĐVC để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu được chơi, tuy nhiên cần chú trọng nội dung các HĐVC là gì ? hướng tới trang bị cho trẻ những vấn đề gì? Chúng tôi tiến hành khảo sát đánh giá của CBQL và GV kết quả ở bảng 2.2.

Bảng 2.2: Bảng đánh giá của CBQL và giáo viên thực hiện các nội dung hoạt động vui chơi

Các nội dung của hoạt động vui chơi Mức độ đánh giá % HTK XT KTX TĐ TX TX RTX (X) 1. HĐVC thiên về tính hồn nhiên, vô tư ở trẻ. 6,0 12 14,5 24,1 43,3 3,9 2. HĐVC thiên về tính tự do, tự nguyện và tự lập cho trẻ. 3,6 13,3 19,3 30,1 33,7 3,8 3. HĐVC thiên về PT màu sắc cảm xúc chân thực cho trẻ. 0,0 0,0 1,2 27,7 71,1 4,7 4. HĐVC thiên về phát triển trí

tưởng tượng cho trẻ. 2,4 6,0 18,1 21,7 51,8 4,1 5. Hoạt động vui chơi thiên về tính

sáng tạo ở trẻ 0,0 2,4 8,4 33,7 55,4 4,4 6. Hoạt động vui chơi thiên về phát

triển các kỹ năng ở trẻ 0,0 2,4 12 16,9 68,7 4,5

Ghi chú: 1 ≤ X ≤ 5; X (hệ số trung bình);HTKTX (Hoàn toàn không thường

xuyên ); KTX (Không thường xuyên); TĐTX (Tương đối thường xuyên); TX (thường xuyên); RTX (Rất thường xuyên )

40

Kết quả khảo sát cũng cho thấy các nội dung tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở mức độ đánh giá “rất thường xuyên” thiên về màu sắc, cảm xúc chân thực của trẻ 71,1%, Phát triển các kỹ năng ở trẻ 68,7%, ở mức độ đánh giá “” thường xuyên” cho thấy hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo thiên về tính sáng tạo 33,7%, tính tự do, tự nguyện, tự lập 30,1%.Trên thực tế các trường mầm non thị xã Gia Nghĩa đã được chú trọng. Kết quả khảo sát các nội dung này cho thấy mức điểm mà CBQL và GV đánh giá dao động từ (33,7% đến 71%) trong đó nội dung được đánh giá ở mức độ “Thường xuyên và rất thường xuyên” có tỉ lệ % cao nhất là: Điều này cho thấy ở lứa tuổi mầm non, cùng với sự hoàn thiện về nhận thức, trẻ cũng không ngừng sáng tạo. Sự sáng tạo luôn hiện hữu trong hành vui của trẻ, vấn đề là người lớn phải kịp thời nhìn ra, cổ vũ trẻ.

Sự sáng tạo của trẻ thể hiện bằng trí tưởng tượng phong phú. Nếu trẻ quan sát một bức tranh, trẻ có thể kể thành một câu chuyện có tình tiết, có logic, biết đặt tên cho bức tranh theo ý tưởng và kinh nghiệm riêng của trẻ. Còn khi xem những hình tròn, hình vuông, hình tam giác… Trẻ sẽ vẽ chúng thành những thứ bé thích, ví dụ ông mặt trời, ngôi nhà, cái đầu của con chuột… Vậy là chúng đã sáng tạo, trẻ nghĩ ra quy tắc chơi, biết điều chỉnh quy tắc chơi cho phù hợp với tình huống, đó là sáng tạo.

Theo Tiến sĩ giáo dục học Nguyễn Thị Bích Hồng: “Muốn kích tích tư duy sáng tạo, cần cho trẻ thể hiện suy nghĩ của mình, lắng nghe và tôn trọng những phát hiện của trẻ, không xem thường hoặc vội phê phán cho dù ý tưởng của trẻ không hay…”. Do vậy, việc lựa chọn những nội dung phù hợp để tổ chức các trò chơi cho trẻ tham gia chính là chúng ta đang giúp trẻ hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng tôi vẫn nhận thấy ở hầu hết các item được hỏi vẫn còn khá nhiều ý kiến đánh giá của CBQL và GV cho rằng các nội dung này mới chỉ được thực hiện ở mức độ “Tương đối thường xuyên”.

41

thì cần phải đưa các nội dung này vào trong các tổ chức hoạt động vui chơi hàng ngày cho trẻ tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 50 - 52)