Thực trạng quản lý các điều kiện, phương tiện hoạt động vui chơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 56 - 57)

7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.3.5. Thực trạng quản lý các điều kiện, phương tiện hoạt động vui chơ

cho trẻ mẫu giáo

Hiệu quả của việc tổ chức các HĐVC cho trẻ MG ở các trường MN chỉ đạt hiệu quả khi các điều kiện, phương tiện hoạt động vui chơi cho trẻ MG tổ chức phù hợp, thuận lợi. Sẽ là căn cứ quan trọng để các trường MN, giáo viên chủ động cho việc lựa chọn các hình thức tổ chức phu hợp cho trẻ. Để khẳng định điều này chúng tôi tiến hành khảo sát và có kết quả qua bảng 2.6.

Bảng 2.6. Bảng đánh giá của CBQL và giáo viên về các điều kiện, phương tiện hoạt động vui chơi

Các điều kiện, phương tiện hoạt HĐVC cho trẻ Mức độ đánh giá % HTK ĐB K ĐB TĐ ĐB ĐB R ĐB (X) (SD) 1. Điều kiện về thời gian và

không gian 0,0 12 12 25,3 50,6 4,1 1,05

2. Phương tiện về đồ dùng, đồ

chơi 6,0 18,1 25,3 30,1 20,5 3,4 1,18

3. Điều kiện về tài liệu tập huấn

trò chơi 8,4 19,3 22,9 33,7 15,7 3,3 1,19 4. Điều kiện về sân bãi 21,7 24,1 27,7 12,0 14,5 2,7 1,33

5. Điều kiện về kỹ năng tổ chức

trò chơi của đội ngũ giáo viên 0,0 2,4 18,1 37,3 42,2 4,2 0,82

Ghi chú: 1 ≤ X ≤ 5; X (hệ số trung bình); (SD) (độ lệch chuẩn)

HTKĐB (Hoàn toàn không đảm bảo ); KĐB (Không đảm bảo); TĐĐB (Tương đối đảm bảo); ĐB (đảm bảo); RĐB (Rất đảm bảo)

Kết quả khảo sát bảng 2.6 cho thấy các điều kiện, phương tiện đảm bảo cho việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non bao gồm: Điều kiện và thời gian, không gian; Phương tiện về đồ dùng, đồ chơi; Điều kiện về tài liệu tập huấn trò chơi; Điều kiện về sân bãi; Điều kiện về kỹ năng tổ chức trò chơi của đội ngũ giáo viên… Kết quả đánh giá cho

46

thấy các điều kiện, phương tiện đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ với điểm số trung bình dao động từ (2,70 đến 4.2). Theo đánh giá của CBQL và GV cho rằng hiện nay ở các trường mầm non “Điều kiện về kỹ năng tổ chức trò chơi của đội ngũ giáo viên”( X =4,2 ), “ Điều kiện về thời gian, không gian” (X=4,1),“ điều kiện về đồ dùng, đồ chơi”( X=3,4).

Cô L.T.N trường MN Hoa Phượng Vàng Gia Nghĩa cho rằng: Hàng năm các trường mầm non đều được đầu tư cho việc mua sắm thêm các đồ dùng, đồ chơi. Cuối mỗi quý trong năm học công tác kiểm kê về đồ dùng, đồ chơi luôn được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và thường xuyên và được bổ sung để phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động vui chơi trẻ mẫu giáo.

Các trường mầm non ở thị xã Gia Nghĩa về cơ bản đều có điều kiện về sân bãi khá tốt, không bị áp lực về diện tích như các trường ở thành phố. Các trường mầm non đều có khuôn viên rộng rãi, sân bãi phù hợp cho việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo. Trong tương lai cần có sự điều chỉnh và huy động các nguồn lực từ công tác XHX để đầu tư cho việc mua sắp trang thiết bị và các điều kiện sân bãi phục vụ cho việc tổ chức các HĐVC cho trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 56 - 57)