Lập kế hoạch quản lý tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 57 - 61)

7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.4.1. Lập kế hoạch quản lý tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ

Việc lập kế hoạch cho một hoạt động còn thể hiện cách làm việc khoa học, kế hoạch giúp cho người thực hiện biết trình tự các bước để thực hiện, hình dung ra toàn bộ công việc phải làm, xác định được các yếu tố cần thiết. Mỗi hoạt động đạt được hiệu quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, một trong những yếu tố quyết định, góp phần định hướng cho hoạt động diễn ra một cách khoa học, bài bản là việc lập kế hoạch. Việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào việc lập kế hoạch cho hoạt động này. Để khẳng định kết quả đó chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL và GV về việc lập kế hoạch tổ chức hoạt

47

động vui chơi cho trẻ mẫu giáo, kết quả thu được ở bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7. Bảng đánh giá của CBQL và giáo viên về lập kế hoạch quản lý tổ chức hoạt động vui chơi

Lập kế hoạch quản lý tổ chức hoạt động vui chơi

Mức độ đánh giá % HTK PH K PH TĐ PH PH R PH (X) (SD) 1.Lập kế hoạch quản lý tổ chức

hoạt động vui chơi cho trẻ dựa trên việc thực hiện kế hoạch hoạt động theo chủ đề

0,0 3,6 7,2 33,7 55,4 4,4 0,78

2. Lựa chọn nội dung và sắp xếp

tích hợp theo chủ đề. 0,0 6,0 16,9 22,9 54,2 4,3 0,95 3. Lập kế hoạch quản lý hoạt

động vui chơi theo mẫu được triển khai theo quy định của phòng giáo dục.

0,0 0,0 20,5 19,3 60,2 4,4 0,81

4. Lựa chọn thời gian, không gian, thiết bị và nguyên liệu để tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.

0,0 0,0 7,2 34,9 57,8 4,5 0,63

5. Lập kế hoạch quản lý các điều kiện phục vụ cho việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.

0,0 9,6 13,3 20,5 56,6 4,2 1,02

Ghi chú: 1 ≤ X ≤ 5; X (hệ số trung bình); (SD) (độ lệch chuẩn)

HTKPH (Hoàn toàn không phù hợp ); KPH (Không phù hợp); TĐPH (Tương đối phù hợp); PH (phù hợp); RPH (Rất phù hợp)

Kết quả khảo sát cho thấy việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thị xã Gia Nghĩa được thực hiện tương đối tốt với mức điểm số trung bình từ (4,2 đến 4,5). Trong đó phương án được đánh giá ở mức độ “Phù hợp và rất phù hợp” của việc lập kế hoạch là: “Lựa chọn thời gian, không gian, thiết bị và nguyên liệu để tổ chức hoạt

48

động vui chơi cho trẻ” với 79,3% CBQL và GV xác nhận. Có thể nói để tổ chức được một hoạt động vui chơi thu hút được sự tham gia nhiệt tình, hăng say, hào hứng của trẻ mầm non cần các yếu tố bổ trợ như: Thời gian, không gian, các phương tiện, đồ dùng, các nguyên liệu… Do vậy, kết quả đánh giá này cũng phần nào thể hiện sự quan trọng của các yếu tố bổ trợ. Để khẳng định thêm minh chứng này chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn cô N.T.T trường mầm non Hoa Lan như sau: “Mỗi khi tiến hành hoạt động vui chơi cho trẻ các giáo viên trong trường để thể hiện rõ trong bản kế hoạch, trò chơi đó cần được tổ chức vào thời gian nào? Tổ chức trong lớp học, hay ngoài sân trường, cần phương tiện gì? Cần những nguyên liệu nào? Ai chuẩn bị? Giáo viên tự làm hay đi mua…? Có thể nói việc lập kế hoạch cụ thể như vậy sẽ giúp mỗi giáo viên biết sắp xếp và chuẩn bị tốt những điều kiện cần thiết cho hoạt động vui chơi mà mình định tổ chức.

Phương án “Lập kế hoạch quản lý các điều kiện phục vụ cho việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ” cũng được các CBQL và GV đánh giá ở mức độ “phù hợp” và “rất phù hợp” .Dựa trên việc thực hiện kế hoạch hoạt động theo chủ đề”. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số ý kiến đánh giá cho rằng việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non ở mức độ “Hoàn toàn không phù hợp” và “không hợp. Trên thực tế ở một số trường mầm non trong phạm vi khảo sát việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ vẫn chưa được thực hiện một cách đồng bộ, vẫn có một số trường hợp việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi là chưa phù hợp hoặc phù hợp ở mức độ tương đối. Điều này có thể lý giải bởi các nguyên nhân như: ở mỗi trường vì có những điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị, giáo viên… nên khi thực hiện việc lập kế hoạch còn gặp những khó khăn bất cập. Do vậy, trong tương lai cần những điều kiện hỗ trợ để việc lập kế hoạch này được thực hiện một cách thuận lợi hơn.

49

Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành KSĐG về mức độ hiệu quả của việc lập kế hoạch tổ chức HĐVC cho trẻ MG kết quả thu được tại bảng 2.8.

Bảng 2.8. Hiệu quả của việc lập kế hoạch quản lý hoạt động vui chơi Lập kế hoạch quản lý hoạt

động vui chơi

Mức độ đánh giá %

Yếu Kém TB KHÁ TỐT (X) (SD)

1.Lập kế hoạch quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ dựa trên việc thực hiện kế hoạch hoạt động theo chủ để

0,0 8,4 21,7 28,9 41,0 4,0 0,99

2. Lựa chọn nội dung và sắp xếp

tích hợp theo chủ đề. 0,0 3,6 10,8 25,3 60,2 4,4 0,83 3. Lập kế hoạch quản lý HĐVC

theo mẫu được triển khai theo quy định của phòng giáo dục.

0,0 0,0 4,8 20,5 74,7 4,7 0,56

4. Lựa chọn thời gian, không gian, thiết bị và nguyên liệu để tổ chức HĐVC cho trẻ.

0.0 4.8 7.2 18.1 71.1 4.6 0.64

5. Lập kế hoạch quản lý các điều kiện phục vụ cho việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.

0,0 0.0 8.4 20.5 71.1 4.6 0.64

Ghi chú: 1 ≤ X ≤ 5; X (hệ số trung bình); (SD) (độ lệch chuẩn)

Kết quả khảo sát cho thấy mức độ hiệu quả của việc lập kế hoạch ở mức độ trung bình khá cụ thể tỉ lệ % trăm được trải đề cho tất cả các mức độ từ (kém đến tốt) cụ thể như sau: 74.7% CBQL và GV đánh giá việc “Lập kế hoạch quản lý hoạt động vui chơi theo mẫu được triển khai theo quy định của phòng giáo dục” được thực hiện ở mức độ hiệu quả là “Tổt”. Tuy nhiên, ở cùng phương án này vẫn có tỉ lệ % đánh giá ở các mức độ còn lại như: 28.9%

50

đánh giá ở mức “Khá”, 21.2% đánh giá ở mức “Trung bình”, 0% mức “yếu” và 8.4% ở mức “Kém”. Tình trạng này là do mức độ chênh lệch giữa các trường trong địa bàn khảo sát, ở trường này thì tốt, trường khác thì lại yếu hơn. Trên thực tế việc thực hiện kế hoạch theo chỉ thị của cấp trên vẫn được thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Trong thời gian tới cần tập trung nhiều hơn cho khâu lập kế hoạch này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 57 - 61)