7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm
Để khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, tôi đã trưng cầu ý kiến của 14 cán bộ quản lý.
Cách thức tiến hành khảo nghiệm: qua phiếu hỏi. Các biện pháp được khảo nghiệm:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.
81
Biện pháp 2: Nghiên cứu, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động vui chơi, trải nghiệm lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt cô hướng dẫn và trẻ thực hiện.
Biện pháp 3: Quan tâm chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, quản lý sáng tạo trong hoạt động vui chơi cho trẻ. Đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.
Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng trong hoạt động học mà chơi, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.
Biện pháp 5: Tích cực kết nối giữa nhà trường và gia đình cùng đồng hành trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.
Biện pháp 6: Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.
Thực hiện khảo nghiệm các biện pháp bằng bảng hỏi với 5 mức độ đánh giá:
- Về khảo nghiệm sự cấp thiết:
Hoàn toàn không cấp thiết; Không cấp thiết; Tương đối cấp thiết; Cấp thiết; Rất cấp thiết
- Về khảo nghiệm tính khả thi:
Hoàn toàn không khả thi; Không khả thi; Tương đối khả thi; Khả thi; Rất khả thi