7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.2.6. Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động vu
cho trẻ mẫu giáo
3.2.6.1. Mục đích của biện pháp
Mục đích kiểm tra, đánh giá hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo giúp cho quản lý của nhà trường trong việc chất lượng giáo dục trẻ, khẳng định được chất lượng của việc tổ chức các hoạt động vui chơi hiện nay mà giáo viên mầm non đang tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động, giúp mỗi người giáo viên mầm non xác định lại các tiêu chí, lựa chọn lại nội dung và thay đổi các phương pháp cũng như hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
- Xây dựng được các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.
Hoạt động vui chơi cho trẻ là hoạt động khá đa dạng và phong phú về nội dung lẫn thể loại. Không chỉ ở mặt giáo dục mà còn được đánh giá được các kỹ năng và thái độ cũng như thỏa mãn nhu cầu được vui chơi của trẻ. Do vậy, hoạt động kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động này còn gặp rất nhiều khó khăn như phải xác định đúng các tiêu chuẩn và tiêu chí vì vậy hoạt động này phải được xây dựng dựa trên các chương trình, kế hoạch đã quy định, dựa trên các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể cho từng hoạt động vui chơi và các trò chơi
77
phải dựa trên các tiêu chuẩn và tiêu chí đó để lượng hóa thành điểm số.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.
Đây là quá trình mà nhà quản lý tiến hành các đo lường về việc thực hiện nhiệm vụ dựa theo các tiêu chuẩn và tiêu chí đã đưa ra cho mỗi dạng trò chơi, qua đó người quản lý phát hiện những sai lệch so với chuẩn tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục giúp cho việc làm tốt hoạt động kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo cần phải xây dựng được kế hoạch cụ thể, rõ ràng, về tất cả các nội dung liên quan đến hoạt động này.
- Lựa chọn các hình thức kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ một cách phù hợp.
Vận dụng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau hướng đến việc thỏa mãn cho trẻ được chơi, hình thành các kỹ năng, phẩm chất và thái độ tích cực đối với bản thân, đối với thế giới đồ chơi, đối với người lớn và đối với cuộc sống thực mà trẻ đang trải nghiệm như: Trẻ biết tả lại nội dung trò chơi đã được tham gia; trẻ biết nói ra cảm nghĩ của bản thân về trò chơi, đưa ra được nhận xét về nội dung của trò chơi; trẻ tự tổ chức trò chơi; trẻ hướng dẫn cho bạn khác tổ chức trò chơi; thăm lớp, dự giờ; thông qua hồ sơ lớp học; thông qua giáo án; quan sát trẻ; trò chuyện trao đổi trực tiếp với GV và trẻ… Việc lựa chọn các hình thức kiểm tra, đánh giá cần được căn cứ vào nội dung của trò chơi, căn cứ vào độ tuổi của trẻ.
- Lựa chọn các lực lượng kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.
BGH quản lý nhà trường tổ chức các lực lượng kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ như: BGH, giáo viên, phụ huynh, các tổ chức đoàn thể trong trường mầm non.
78
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Xây dựng hệ thống các tiêu chí kiểm tra, quy trình đánh giá về tổ chức các hoạt động vui chơi đúng đặc trưng của từng loại trò chơi và phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn cho các đối tượng tham gia kiến thức và kỹ năng về kiểm tra, đánh giá.
- Đảm bảo đầy đủ các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.
- Sử dụng nhiều hình thức kiểm tra và đánh giá khác nhau để hạn chế những nhược điểm và phát huy ưu điểm cho mỗi hình thức đó.
- Tăng cường công tác giám sát, động viên của BGH đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá của giáo viên…