Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 92 - 98)

7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

82

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp

Các biện pháp Mức độ đánh giá % HTKCT (1) KCT (2) TĐCT (3) CT (4) RCT (5) (𝑥 ) SD N % N % N % N % N % Biện pháp 1 5 35,71 4 28,57 5 35,71 4,00 0,89 Biện pháp 2 4 28,57 5 35,71 5 35,71 4,07 0,86 Biện pháp 3 6 42,86 6 42,86 2 14,29 3,71 0,74 Biện pháp 4 4 28,57 4 28,57 4 28,57 4,00 0,86 Biện pháp 5 5 35,71 4 28,57 5 35,71 4,00 0,89 Biện pháp 6 4 28,57 5 35,71 5 35,71 4,07 0,86 Ghi chú: 1 ≤ 𝑥 ≤ 5; 𝑥 (hệ số trung bình); (Bậc )

HTKCT (Hoàn toàn không cấp thiết); KCT (Không cấp thiết); TĐCT (Tương đối cấp thiết); CT (Cấp thiết); RCT (Rất cấp thiết)

Qua kết quả đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất, cho thấy cả 06 biện pháp đề xuất đều có tính cấp thiết rất cao. Trong đó: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo; Biện pháp 2: Nghiên cứu, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động vui chơi, trải nghiệm lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt cô hướng dẫn và trẻ thực hiện; Biện pháp 3: Quan tâm chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, quản lý sáng tạo trong hoạt động vui chơi cho trẻ. Đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo; Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng trong hoạt động học mà chơi, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo; Biện pháp 5: Tích cực kết nối giữa nhà trường và gia đình cùng đồng hành trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo; Biện pháp 6: Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo. “Cấp thiết và rất cấp thiết” với tỷ lệ

83

lựa chọn trên 80%. Điều này cho thấy các biện pháp đề xuất là có tính cấp thiết. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số ý kiến còn phân vân về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất. Bên cạnh việc khảo sát về tính cấp thiết chúng tôi cũng tiến hành khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất kết quả thu được ở bảng 3.2.

* Tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Các biện pháp Mức độ đánh giá% HTKKT KKT TĐKT KT RKT (𝑥 ) (SD) N % N % N % N % N % Biện pháp 1 1 7,14 5 28,75 4 28,75 5 35,71 3,85 1,17 Biện pháp 2 4 28,75 5 35,71 5 35,71 4,07 0,86 Biện pháp 3 6 43,86 6 43,86 2 14,29 3,71 0,74 Biện pháp 4 2 14,29 8 57,14 4 28,75 4,14 0,73 Biện pháp 5 5 35,71 3 21,43 6 43,86 4,07 0,94 Biện pháp 6 4 28,57 5 28,75 5 35,71 4,07 0,86

Ghi chú: 1 ≤ X ≤ 5; X (hệ số trung bình); (SD) (độ lệch chuẩn)

HTKKT (Hoàn toàn không khả thi); KKT (Không khả thi); TĐKT (Tương đối khả thi); KT (Khả thi); RKT (Rất khả thi)

Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp cho thấy tất cả các biện pháp đề xuất đều có tính khả thi cao. Tất cả các biện pháp đều được đánh giá mước rất khả thi từ trên 70% đến 80% trở lên.

Trong các biện pháp nêu ra thi các biện pháp được đánh giá cao và kết quả đạt được từ 80% trở lên ở mức độ đánh giá “Khả thi và Rất khả thi” là các biện pháp: Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo; Tăng cường chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo. Chú trọng đổi mới

84

phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo; Nâng cao hiệu quả đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo. Riêng biện pháp: Đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo. Đảm bảo sự phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo. Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo có tỉ lệ đánh giá ở mức độ “Khả thi và rất khả thi” thấp hơn so với các biện pháp còn lại.

Tóm lại kết quả kiểm chứng cho thấy những biện pháp quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non mà tác giả đề xuất đã được đa số CBQL của nhà trường tán thành và cho rằng cấp thiết và khả thi. Nếu các biện pháp này được áp dụng một cách đồng bộ thì sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác giáo dục giá trị sống cho học viên của nhà trường.

85

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

HĐVC cho trẻ mẫu giáo là một trong những hoạt động chủ đạo. Trong thực tiễn, ở một số trường MN việc tổ chức các hoạt động này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Do vậy, việc tổ chức các HĐVC cho trẻ mẫu giáo cần được quan tâm thực hiện trong bối cảnh đổi mới của toàn ngành giáo dục.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và khảo sát đánh giá thực trạng tác giả đã đi đến đề xuất 06 biện pháp quản lý việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.

Các biện pháp đề xuất này phải được tiến hành song song. Bởi lẽ các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Do đó, phải thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán trong suốt quá trình tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ. Đồng thời để khẳng định các biện pháp đề xuất là có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Nhìn chung, CBQL và GV đều đánh giá các biện pháp trên có tính cấp thiết và khả thi cao nên có thể áp dụng vào thực tiễn việc tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở các trường MN.

86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Mục tiêu của GDMN là chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển toàn diện theo 4 lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội, nhằm hình thành ở trẻ những năng lực chung, những nền tảng ban đầu, bởi đây là độ tuổi “Trẻ học làm người”.

HĐVC đối với trẻ mẫu giáo là một trong những nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường MN. Khi trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, trẻ được tiếp thu các giá trị, các kỹ năng và thỏa sức sáng tạo khi được tham gia vào các hoạt động vui chơi do giáo viên tổ chức.

Thông qua việc nghiên cứu luận văn tiếp tục khẳng định và cụ thể hóa, hệ thống hóa các khái niệm, công cụ, cơ sở lý luận, hình thành khung lý thuyết vững chắc về hoạt động vui chơi và quản lý hoạt động vui chơi, kế thừa cho hoạt động nghiên cứu, khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giaó ở các trường mầm non. Đây là cơ sở quan trọng cho việc khảo sát chương 2 và đề xuất biện pháp ở chương 3.

1.2. Về thực tiễn

Quá trình khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức các hoạt động vui chơi và quản lý việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non. Đã đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng và khẳng định được điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng. Trên cơ sở khung lý thuyết và khảo sát thực trạng để tài đi tới đề xuất được 08 biện pháp sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

87

Biện pháp 2: Nghiên cứu, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động vui chơi, trải nghiệm lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt cô hướng dẫn và trẻ thực hiện.

Biện pháp 3: Quan tâm chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, quản lý sáng tạo trong hoạt động vui chơi cho trẻ. Đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng trong hoạt động học mà chơi, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

Biện pháp 5: Tích cực kết nối giữa nhà trường và gia đình cùng đồng hành trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

Biện pháp 6: Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

2. Khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 92 - 98)