Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 89 - 91)

7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Mỗi biện pháp đề xuất đều có những ưu điểm và những hạn chế riêng, không có biện pháp nào là vạn năng. Các biện pháp đều có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, biện pháp này hỗ trợ biện pháp khác. Do vậy, trong quá trình vận dụng các biện pháp này vào trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng đối tượng trẻ khác nhau cần phải sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo phối kết hợp các biện pháp với nhau, có như vậy mới khai thác tối đa ưu điểm, hạn chế các nhược điểm của từng biện pháp.

Qua thực tiễn tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thị xã Gia Nghĩa, chúng tôi nhận thấy các biện pháp đề xuất trong luận văn cần phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất. Mỗi biện pháp khi đứng riêng lẻ thì khó phát huy được tác dụng nhưng sự phối hợp sẽ mang lại hiệu quả cao trong nâng cao chất lượng quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trường mầm non. Với vai trò và tầm quan trọng của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo được xem là hoạt

79

động chủ đạo ở độ tuổi này thì việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đối với việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ là vô cùng quan trọng. Qua đó giúp cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non có cơ hội được thỏa mãn nhu cầu vui chơi của bản thân, giúp trẻ hình thành được hệ thống các tri thức và kinh nghiệm cũng như hệ thống các kỹ năng cần thiết. Vui chơi là cơ hội để mỗi trẻ hòa nhập vào đời sống của người lớn qua các vai cũng chính là cuộc sống trong tương lai của trẻ.

Lập kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ đem lại hiệu quả học của trẻ, đồng thời thông qua kế hoạch giáo viên sẽ biết cách triển khai các nội dung, hình thức tổ chức hoạt động vui chơi, phát huy hết tiềm năng của các dạng trò chơi, thu hút được trẻ tham gia một cách nhiệt tình và hăng say khi các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động vui mà giáo viên sử dụng đa dạng, lôi cuốn và hấp dẫn. Do vậy đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng để phát huy tính sáng tạo của trẻ. Bên cạnh đó thì việc đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo sẽ góp phần rất lớn trong việc mang lại hiệu quả cho hoạt động này. Vì giáo viên là người trực tiếp đứng ra tổ chức các dạng hoạt động vui chơi cho trẻ.

Đầu tư đa dạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo đem lại hiệu quả khi có được các điều kiện cần thiết và cũng là yếu tố trọng tâm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động này. Đặc biệt cần phát huy hiệu quả sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong những biện pháp cần thiết góp thay đổi cách thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.

Như phân tích ở trên, biện pháp nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và GV về việc tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo được coi là biện pháp quan trọng nhất, quyết định sự thành công hay thất bại của công tác quản lý hoạt

80

động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông, tác động đến sự chi phối. Đòi hỏi đội CBQL và GV thực hiện tốt công tác quản lý, sự phối kết hợp với phụ huynh tạo điều kiện thuận lợi cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho các trường mầm non.

Như vậy, các biện pháp đều có sự tác động qua lại và hỗ trợ nhau. Cần có sự liên kết hỗ trợ giữa các biện pháp. Tùy theo điều kiện, đặc thù các trường lựa chọn vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt, sáng tạo, có như vậy hiệu quả của hoạt động vui chơi mới phát huy được tác dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)