Đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 83 - 86)

7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.2.4. Đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng

chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo được thực hiện bởi chính đội ngũ giáo viên đang làm công tác giảng dạy ở các trường mầm non. Đây là lực lượng cốt cán, quyết định trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động vui chơi cho trẻ. Hoạt động vui chơi chỉ trở nên đa dạng, phong phú và hấp dẫn hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực, nghiệp vụ của giáo viên, đặc biệt là kỹ năng tổ chức các hoạt động vui chơi đó. Tuy nhiên, trên thực tế đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non vẫn còn gặp những khó khăn, nhất trí trong việc triển khai tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ tham gia, đặc biệt là các trò chơi mới, đòi hỏi sự khéo léo và sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại. Khi tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ nhiều giáo viên vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của bản thân nên chất lượng và hiệu quả của các hoạt động vui chơi là chưa cao, chưa thu hút được nhiều học sinh tham gia, đặc biệt giáo viên gặp khó khăn trong việc thiết kế các trò chơi để hướng đến mục đích giáo dục và phát triển các kỹ năng cho trẻ. Do vậy, cần phải đẩy

73

mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho giáo viên mầm non là vô cùng quan trọng.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Xác định hệ thống các tiêu chí và yêu cầu của việc bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non.

Mỗi GV được lựa chọn tham gia các lớp bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo phải thỏa mãn những điều kiện nhất định. Phải có trình độ, sự hiểu biết nhất định về các dạng trò chơi, phải biết khai thác thế mạnh của từng trò chơi…Thông qua việc bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi sẽ giúp cho đội ngũ giáo viên biết cách tổ chức đa dạng các dạng trò chơi phù hợp với từng lứa tuổi khác nhau của trẻ ở mẫu giáo. Đồng thời việc bồi dưỡng các kỹ năng phải phù hợp với các dạng hoạt động vui chơi ở trường mầm non, phải tính đến tính đặc thù.

- Xác định hệ thống các kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo cần được bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên.

Thực tế cho thấy, khi tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo nhiều GV vẫn chưa được tiếp cận, làm quen với các kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi như: Kỹ năng lựa chọn các dạng trò chơi; Kỹ năng triển khai hoạt động vui chơi; Kỹ năng lôi cuốn trẻ vào hoạt động vui chơi; Kỹ năng hướng dẫn trẻ tự tổ chức các hoạt động vui chơi; Kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi…Do đó, việc xác định hệ thống các kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo để bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên mầm non là vô cùng cần thiết.

- Chú trọng tổ chức và tạo điều kiện tốt nhất để GV được tham gia vào các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức HĐVC cho trẻ.

CBQL Các trường mầm non cần phải thường xuyên tổ chức và tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được tham gia các lớp tập huấn để trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

74

Tập huấn, bồi dưỡng được tổ chức theo định kỳ cho GV về cách thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, qua việc tập huấn và bồi dưỡng giáo viên cập nhật thêm các dạng trò chơi mới, hoặc thay đổi cách thức tổ chức các trò chơi cũ để tăng thêm tính hấp dẫn, tạo ra những điều mới lạ cho trẻ tham gia.

Ngoài ra, CBQL các trường mầm non cần mời thêm các chuyên gia đào tạo kỹ năng trong lĩnh vực tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo về tập huấn cho đội ngũ giáo viên mầm non đồng thời mạnh dạn áp dụng cho trẻ chơi bằng sự sáng tạo thêm nhằm tạo sự hứng thú cho trẻ và nâng cao kỹ năng tổ chức các hoạt động vui chơi của giáo viên cho trẻ mầm non.

- Đảm bảo việc đánh giá kết quả bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho đội ngũ giáo viên.

Đánh giá kết quả bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi sẽ giúp cho Hiệu trưởng, CBQL các trường mầm non có những đánh giá về ưu điểm, hạn chế của việc tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non. Từ đó, phát huy những điểm mạnh và hạn chế, điểm yếu để mang lại hiệu quả cao trong quá trình tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo. Hoạt động kiểm tra, đánh giá cần phải đảm bảo tính toàn diện, khách quan và hướng đến mục tiêu chính là nâng cao hiệu quả hoạt động tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Sự quan tâm của BGH, CBQL các trường mầm non.

- Đội ngũ chuyên gia giỏi về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

- Kinh phí hoạt động trong công tác bồi dưỡng đội ngũ GV .

- Đảm bảo tốt các chế độ đãi ngộ, động viên để đội ngũ GV tích cực tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi.

75

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 83 - 86)