Đặc điểm địa hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 42)

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Đại bộ phận lãnh thổ Đồng Hới là vùng đồng bằng và vùng cát ven biển, địa hình dốc đều từ Tây sang Đông, nằm giữa các dãy núi đá vôi (karst) và biển. Về cơ bản, phần đất này phát triển trên cơ sở sườn lục địa phía Tây bị bào mòn và bờ biển bồi tụ phía Đông, lượng phù sa ít, phân hoá thành 3 dạng địa hình như sau:

- Địa hình đồi núi chiếm 15% tổng diện tích đất tự nhiên, nằm ở phía Tây, phân bố chủ yếu ở xã Thuận Đức, phường Đồng Sơn và xã Nghĩa Ninh. Địa hình có biến động độ cao từ 350 đến 510m so với mực nước biển, có rừng tự nhiên, rừng trồng và các dãy đồi thấp.

- Địa hình mấp mô và đụn cát chiếm 40% diện tích, nằm ở phía Bắc và một phần ở phía Tây, phân bố dọc theo các xã Quang Phú, Lộc Ninh, Bắc Lý, Thuận Đức, Đồng Sơn, Nghĩa Ninh, Bắc Nghĩa. Biến động địa hình 30 - 50m so với mực nước biển, là vùng phân bố đất thổ cư chính với hệ thống nhà vườn (Thuận Đức, Đồng Sơn, Nghĩa Ninh, Bắc Lý); khu dân cư sầm uất có giá trị bất động sản cao do lợi thế gần đường giao thông, tuyến du lịch, kinh doanh và thương mại (Đồng Mỹ, Hải Đình, Nam Lý, Đồng Phú).

- Địa hình duyên hải là vùng trung tâm thành phố (chiếm 45% diện tích) gồm Đồng phú, Đồng Mỹ, Hải Đình, Phú Hải, Đức Ninh Đông, Đức Ninh. Đây là vùng đồng bằng, phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ và là trung tâm du lịch, thương mại của thành phố. Phía Đông thành phố là dải cát ven biển gồm các xã Quang Phú, Lộc Ninh, Bảo Ninh. Vùng này thuận lợi cho phát triển khu thổ cư có lợi thế du lịch và dịch vụ.

Đặc điểm địa hình trên tạo điều kiện cho thành phố phát triển kinh tế khá đa dạng theo hướng kết hợp giữa biển và đất liền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)