Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 45 - 49)

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội

Thành phố Đồng Hới nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc trung bộ. Nền kinh tế của thành phố đã và đang chuyển dịch theo hướng tốc độ tăng trưởng cao, có nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động qua đào tạo lớn nhất so với các địa phương khác trong tỉnh. lôi kéo lực lượng lao động trẻ năng động, sáng tạo, có trình độ, tay nghề cao, tạo sự gia tăng mật độ dân số vùng nội đô. Đây cũng chính là nguồn tiêu thụ đất thổ cư đáng kể, góp phần tác động vào biến động bất động sản của thành phố.

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất các ngành trên địa bàn thành phố Đồng Hới

(Đơn vị: Triệu đồng) Năm GTSX chung Nông Nghiệp Lâm Nghiệp Công Nghiệp Xây dựng Thương Mại, Du Lịch 2009 4.354,051 93,725 36,675 1.457,028 1.135,317 1.631,306 2010 5.541,476 141,129 60,112 1.692,720 1.334,451 2.313,064 2011 6.631,025 149,139 71,678 2.028,118 1.553,033 2.829,057 2012 8.512,677 160,345 80,046 2.549,043 1.796,370 3.926,873 2013 10.205,396 214,822 88,560 3.180,032 1.884,795 4.837,187 2014 10.938,20 157,42 99,35 3.210,02 1.953,90 5.517,51

Dân số: Năm 2013 dân số là 112.865 người (mật độ 725 người/Km2), phân bố trên địa bàn 16 đơn vị hành chính gồm 10 phường và 6 xã (chiếm trên 21% dân số cả tỉnh). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 12,03‰ trong đó, dân số thành thị có 76.895 người, tỷ lệ tăng tự nhiên là 12,17‰, dân số nông thôn có 35.970 người, tỷ lệ tăng tự nhiên là 11,73‰. Nhìn chung, dân cư phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính phường, xã. Tại khu vực các phường nội thị, nơi có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ, mật độ dân số thường cao: phường Đồng Mỹ 4.852 người/km2; Nam Lý 3.538 người/km2, Hải Đình 2.631 người/km2; thấp nhất là xã Thuận Đức 86 người/km2 và xã Nghĩa Ninh 284 người/km2.

Những năm qua, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình luôn được các cấp ngành chú trọng, mức giảm sinh hàng năm (bình quân 0,5‰) được duy trì. Tuy nhiên, gần đây dân số liên tục gia tăng cơ học do sức hút từ quá trình mở mang, phát triển đô thị và các khu dân cư mới. Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao như hiện nay, cùng với việc phát triển và hình thành, mở rộng về phía Tây thành phố các khu công nghiệp, các khu du lịch, khu dân cư trong thời gian tới... thì tỷ lệ tăng dân số cơ học theo dự báo sẽ có nhiều biến động.

Giáo dục đào tạo: Mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo được sắp xếp cơ bản phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Trên địa bàn 16 xã, phường, cơ cấu giáo dục tương đối ổn định; mỗi xã, phường đều có trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Trừ xã Thuận Đức, xã Nghĩa Ninh chưa có trường trung học cơ sở; có những xã, phường có 02 trường THCS như phường Đồng Sơn, Nam Lý, Bắc Lý; có từ 02 đến 03 trường tiểu học như phường Nam Lý, Bắc Lý, Đồng Sơn, xã Bảo Ninh. Đến nay toàn Thành phố có 44 trường, gồm 21 trường tiểu học với 321 lớp, 395 phòng học; 18 trường trung học cơ sở với 202 lớp, 245 phòng học; 05 trường trung học phổ thông với 128 lớp, 138 phòng học; ngoài ra còn 16 trung tâm học tập cộng đồng nằm ở 16 xã, phường và có 01 trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật.

Nhìn chung, hệ thống giáo dục của Thành phố đã có bước phát triển tốt về quy mô, chất lượng dạy và học được nâng cao, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nhân lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường ngày càng tăng, số học sinh bỏ học ngày càng giảm. Chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh xét tốt nghiệp hàng năm bậc tiểu học đạt 99,8%; trung học cơ sở đạt 98,3%. Công tác hướng nghiệp dạy nghề được chú trọng; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã cơ bản đáp ứng yêu cầu, được bồi dưỡng về trình độ đào tạo, nâng cao năng lực sư phạm. Toàn ngành hiện có 1.283 giáo viên trong đó có 525 giáo viên Tiểu học, 452 giáo viên Trung học cơ sở và 306 giáo viên Trung học phổ thông; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo là 100% và đạt trên chuẩn ngày càng tăng (hơn 60%). Giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS, đang chỉ đạo phổ cập THPT ở 13/16 xã phường. Công tác xây dựng, phát triển, kiên

cố hóa trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được quan tâm. Tuy nhiên do tiến độ xây dựng cơ sở vật chất trường đạt chuẩn và sắp xếp lại mạng lưới trường lớp chậm nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định và duy trì phát triển của các trường.

Y tế: Công tác y tế thời gian qua đã được tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men và cán bộ y tế, mạng lưới cơ sở y tế ngày càng được củng cố và mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động. Hiện tại 16/16 xã, phường đã có trạm y tế, có bác sỹ chuyên trách, 14/16 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% thôn, tiểu khu có nhân viên y tế. Thành phố đã đưa Bệnh viện đa khoa Đồng Hới vào sử dụng, đồng thời đầu tư nâng cấp các trạm y tế xã phường, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Đội ngũ cán bộ y tế được bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, khống chế có hiệu quả các đợt dịch bệnh.

Các chương trình y tế quốc gia, phòng chống các bệnh xã hội, giám sát dịch tễ, phòng trừ và ứng phó dịch bệnh được chú trọng và hoạt động có hiệu quả; công tác khám, chữa bệnh cho người nghèo đã được triển khai thực hiện đạt kết quả tương đối tốt, công tác tiêm chủng mở rộng, cơ bản 6 bệnh truyền nhiễm ở trẻ được đẩy lùi, bệnh bại liệt được thanh toán. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ chăm sóc bà mẹ trẻ em được tăng cường, trung bình hàng năm giảm tỷ lệ sinh 0,5‰, đã mở rộng diện bảo hiểm y tế (cả bảo hiểm y tế tự nguyện), từng bước nâng cao chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống của người dân.

Năm 2013 toàn Thành phố có 30 cơ sở y tế, có tất cả 881 giường bệnh với 1.017 cán bộ ngành y, 105 cán bộ ngành dược.

Nhìn chung dịch vụ y tế ở Thành phố đã phát triển, ngày càng đáp ứng được yêu cầu nâng cao sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên do cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng của một số trạm y tế đã xuống cấp (phường Hải Thành, Nam Lý, Bắc Nghĩa, xã Lộc Ninh, Đức Ninh, Nghĩa Ninh), nên hoạt động y tế ở tuyến cơ sở chưa đồng đều. Bên cạnh đó, Thành phố vẫn còn thiếu các bệnh viện chuyên khoa, bác sỹ chuyên sâu dẫn đến chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân còn có những hạn chế nhất định.

Năng lượng: Thành phố hiện đang sử dụng nguồn điện lưới thông qua trạm biến áp 220/110/10KV-2x63MVA. Đây là trạm nút nguồn của hệ thống điện Quốc gia, cung cấp điện cho toàn Thành phố, của cả tỉnh cũng như một số tỉnh trong khu vực. Mạng lưới điện hạ thế từng bước được cải thiện và nâng cấp, đã đến hầu hết số hộ dân sử dụng điện, với mức tiêu thụ điện năng bình quân đầu người là 629 KWh/năm. Ngoài ra còn có 38,1 km tuyến đường chính trong nội thị đã được lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng. Mạng lưới điện phát triển đã làm thay đổi cơ bản bộ

mặt khu vực nông thôn, góp phần nâng cao đời sống văn hóa - xã hội; củng cố quốc phòng - an ninh, hình thành các cụm dân cư tập trung,... tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Bưu chính viễn thông: Mạng lưới bưu chính - viễn thông đang từng bước phát triển mạnh, ngày càng được hiện đại hóa với kỹ thuật tiên tiến, chất lượng thông tin được nâng cao. Từ năm 2005, Thành phố đã triển khai lắp đặt mạng thông tin viễn thông kỹ thuật số, đến nay 100% UBND các xã, phường được trang bị điện thoại và dịch vụ bưu chính. Trên địa bàn có 6 doanh nghiệp kinh doanh về viễn thông, công nghệ thông tin gồm Vinaphone, Mobiphone, Viettel, EVN Telecom, Sfone, Vietnam Mobile với 102 trạm, 87 cột BTS. Tính đến năm 2013, toàn Thành phố có 67.336 máy điện thoại (trong đó điện thoại di động 43.230 máy, điện thoại cố định 24.106 máy, góp phần đáp ứng yêu cầu phục vụ chỉ đạo của chính quyền các cấp, các ngành xuống cơ sở cũng như nhu cầu giao lưu trao đổi thông tin, liên lạc. Bên cạnh đó, các điểm bưu điện - văn hóa xã (có 2 xã, phường) đã và đang được xây dựng phát triển rộng khắp cùng với các bưu cục, quầy sách báo, kiốt đại lý điện thoại... tạo điều kiện rút ngắn thời gian thư báo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần mọi mặt của nhân dân.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Với sự đầu tư ngày càng nhiều của Trung ương, tỉnh và sự tham gia của các thành phần kinh tế, ngành CN - TTCN phát triển đa dạng, phong phú, từ những sản phẩm có trình độ công nghiệp hiện đại đến những sản phẩm thủ công. Số lượng các doanh nghiệp tăng nhanh. Các doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục được quan tâm đầu tư, nhờ đó mà phát triển ổn định, giữ vai trò chủ đạo. Một số ngành nghề sản xuất có sự tăng trưởng cao như công nghiệp chế biến thực phẩm tăng 19,9%, công nghiệp sản xuất sản phẩm bằng kim loại tăng 23,08%...Tập trung ở những ngành sản xuất khai thác nguyên liệu tại địa phương: ngói lợp, gạch nung, sản phẩm chế biến từ hải sản..Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng nhà ở, trụ sở các cơ quan...đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất các sản phẩm như tôn lạnh, cửa hoa, nhôm kính, khai thác cát sạn...góp phần tăng tỷ trọng trong sản xuất CN - TTCN và giải quyết việc làm cho người lao động. Hiện tại, thành phố Đồng Hới đang hình thành 2 khu công nghiệp tập trung, thu hút các nhà máy, xí nghiệp, công trình đến sản xuất kinh doanh:

• Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới với diện tích 150 ha, gồm các ngành chế biến hải sản, lắp ráp điện tử, xe máy, hoá chất, may mặc, giày da...

• Khu công nghiệp Tây Đồng Hới với diện tích 100 ha, gồm các nghề chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí... Nhìn chung, trong cơ chế mới, sản xuất CN - TTCN Thành phố phát triển mạnh và đúng hướng, khai thác tích cực tiềm năng của địa phương, sản xuất ra nhiều hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất

khẩu. Đây là kết quả bước đầu trong thực hiện chương trình phát triển TTCN và ngành nghề nông thôn. Đặc biệt là việc huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế, sự năng động của các đơn vị sản xuất. Nhiều cơ sở đã đầu tư cải tiến kỹ thuật, từng bước nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh lân cận, tăng cường xuất khẩu, nhất là các sản phẩm chế biến hải sản, một trong những thế mạnh của Quảng Bình. Thành phố đã chỉ đạo HTX đánh cá Bảo Ninh II thành lập cơ sở chế biến nước mắm có thương hiệu, cho ra mắt sản phẩm và đang đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất tập trung, tạo tiền đề cho việc chỉ đạo sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu Đồng Hới trong thời gian tới.

Thương mại, dịch vụ và du lịch: Như đã nói, Đồng Hới là trung tâm kinh tế của tỉnh, là đầu mối giao lưu với các huyện, các tỉnh bạn, nằm trên các trục giao thông quan trọng, có nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử...tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch (Quang Phú, Nhật Lệ, Bảo Ninh). Những năm qua, Thành phố đã phát huy tích cực lợi thế của địa phương, mạng lưới thương mại, dịch vụ được mở rộng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá thực hiện: 560 tỷ đồng, tăng 10,89% so với năm 2002. Đây là năm ngành thương mại, dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao, hoạt động diễn ra khá sôi động, hàng hoá dịch vụ đa dạng, phóng phú, giá cả ổn định, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân. Để đạt được những thành quả đó, trên hết là nhờ việc huy động tham gia kinh doanh của các thành phần kinh tế, đầu tư mở rộng mạng lưới kinh doanh, tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh dịch vụ. Đến nay, Thành phố có 3.350 cơ sở kinh doanh dịch vụ, thu hút trên 4.000 lao động, tăng 240 cơ sở so với năm 2002. Thành phố đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng chợ Đồng Hới giai đoạn II và sửa chữa nâng cấp một số chợ trên địa bàn. Hơn nữa, tiếp tục chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh ở các chợ, thông qua thực hiện đề án thành lập Ban Quản lý chợ Thành phố Đồng Hới. Với nhiều tiềm năng được thiên nhiên ban tặng, hoạt động du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tổng sản lượng vận chuyển năm 2013 đạt 901.000 tấn, tăng 6,8 % so với cùng kỳ. Doanh thu vận tải đạt 47.011 triệu đồng, tăng 13,4%. Hiện nay, Thành phố đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu du lịch Mỹ Cảnh - Bảo Ninh (300 tỷ đồng), công viên cầu Rào (150 tỷ đồng) và một số khách sạn cao tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)