4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.2.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng
Giao thông vận tải: Tổng các tuyến giao thông đường bộ của thành phố Đồng Hới là 479,19 km, gồm: Quốc Lộ 1A, tỉnh lộ, đường Hồ Chí Minh dài tổng cộng 82,96 km; đường nội thành và giao thông nông thôn là 339,34 km, trong đó đường nhựa bê tông 172,65 km còn lại là đường cấp phối và đường đất.
đã được nâng cấp hoàn chỉnh. Hiện đã hoàn thành đoạn tránh thành phố Đồng Hới với tổng chiều dài 26 km, nền rộng mặt đường 55 m, mở ra một hướng phát triển mới cho khu vực phía Tây thành phố.
- Tuyến đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông) qua Thành phố đã được đầu tư giai đoạn 1, bước đầu phát huy tác dụng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giao thương của nhân dân.
- Công trình cầu Nhật Lệ bắc qua sông Nhật Lệ nối liền trung tâm Thành phố với Khu du lịch Mỹ Cảnh Bảo Ninh được đưa vào sử dụng cuối năm 2004. Đặc biệt cuối năm 2012 công trình cầu Nhật Lệ II đã khởi công tạo bước chuyển biến mới cho việc khai thác, phát triển du lịch, mở rộng, phát triển thành phố Đồng Hới về phía Đông.
- Các tuyến giao thông nông thôn trên địa bàn các xã có 166,55 km, trong đó đường liên xã, liên thôn là 64,62 km (chiếm 38,8%), còn lại là đường thôn, xóm 101,93 km. Số km giao thông nông thôn đã được nhựa hóa, bê tông hóa là 62,7 km (đạt 37,6%), trong đó tỷ lệ được cứng hóa đối với các trục đường liên xã, liên thôn khoảng 72% và đường thôn, xóm mới chỉ đạt 18%. Giao thông nội đồng có 66 km, chủ yếu là đường đất, đường cấp phối, hàng năm đều được đầu tư nâng cấp, sửa chữa đảm bảo đi lại cho nhân dân và các phương tiện vận chuyển sản phẩm nông nghiệp.
Đường sắt: Thành phố Đồng Hới có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua với
chiều dài 9 km, có ga Đồng Hới (trên địa bàn phường Nam Lý) là một trong những Ga chính của tuyến đường sắt Bắc - Nam, với cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt, đảm bảo khai thác tối đa lợi thế của Ga cho nhu cầu đi lại của hành khách và vận chuyển hàng hóa trong và ngoài tỉnh.
Đường thủy: Có 4 sông chính với tổng chiều dài 24 km (gồm sông Nhật Lệ,
sông Mỹ Cương, sông Lệ Kỳ, sông Cầu Rào) và nhiều tuyến sông nhỏ khác chảy qua địa bàn. Ngoài ra, Thành phố còn nằm dọc bờ biển với chiều dài gần 16 km, là điều kiện thuận lợi cho phát triển hệ thống giao thông thủy, phục vụ cho việc khai thác hải sản vào ra tại các khu vực cửa sông. Cảng Nhật Lệ tuy là cảng nhỏ nhưng đã đóng góp nhiều cho việc vận tải hàng hóa bằng đường thủy góp phần cho tăng trưởng kinh tế của Thành phố.
Đường hàng không: Cảng hàng không Đồng Hới được khởi công xây dựng vào
cuối năm 2004 (thuộc địa phận 2 xã Lộc Ninh và Quang Phú), được đưa vào sử dụng từ tháng 5 năm 2008. Là cảng hàng không nội địa với quy mô cấp 4C (sân đỗ máy bay rộng 15.000 m2, nhà ga hành khách 2 tầng rộng 4.282 m2, đường băng cất, hạ cánh dài 2.400m, rộng 45m), sử dụng cho máy bay A320, A321 hoặc tương đương trở xuống, có năng lực thiết kế 500.000 hành khách/năm, 300 hành khách/giờ cao điểm, đã đáp ứng
nhu cầu vận tải hàng không, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là khai thác hiệu quả tiềm năng lớn về du lịch.
Thuỷ lợi: Hiện nay, nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu là hệ thống cấp nước Phú Vinh (công suất 19.000 m3/ngày đêm) và nhà máy lọc nước từ hồ Bàu Tró (công suất 9.000m3/ngày đêm) đang hoạt động phục vụ cho nhân dân khu vực trung tâm thành phố và vùng phụ cận. Ngoài ra Thành phố đang cải tạo, nâng cấp thêm hệ thống cấp nước, đảm bảo cho tất cả các xã phường trên địa bàn đều có nước sạch sinh hoạt.
Hệ thống thoát nước gồm có 46 tuyến với chiều dài 24 km (chủ yếu tập trung ở phường Hải Đình và phường Đồng Mỹ), các công trình được xây dựng từ lâu và trải qua nhiều giai đoạn nâng cấp, cải tạo với quy mô nhỏ. Qua quá trình quản lý và sử dụng cho thấy việc quy hoạch hệ thống thoát nước vẫn còn nhiều hạn chế, chỉ chủ yếu đáp ứng tiêu thoát nước thải và nước mưa ở khu vực nội thành. Công tác duy tu, bảo dưỡng chưa được đồng bộ và thường xuyên đã làm giảm khả năng tiêu thoát. Hiện tại vẫn chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải riêng, tình trạng xả nước thải ra tại nhiều điểm khác nhau như sông Nhật Lệ, các nhánh sông, rạch, đầm hồ vẫn còn phổ biến.