Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 52 - 54)

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Thành phố Đồng Hới là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Bình, nằm bên bờ biển Đông, có địa thế đẹp, nhiều điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một đô thị đa dạng và hiện đại.

Về tự nhiên, Đồng Hới sở hữu một hình thái cảnh quan rất phong phú, độc đáo với đầy đủ các loại địa hình từ vùng gò đồi trung du, đồng bằng, sông rạch, đầm hồ, vùng cửa sông ven biển, đến các dải cát, động cát và bãi biển liên hoàn,... Địa thế như vậy có thể tạo cho Đồng Hới nhiều không gian kiến trúc và xây dựng, nhiều cảnh quan đẹp hài hòa giữa con người và tự nhiên, giữa công trình kiến trúc với môi trường sinh thái.

Về vị trí địa lý, Đồng Hới nằm ở vị trí trung độ thuộc các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km, là nơi giao thoa không chỉ của 3 miền Bắc - Trung - Nam mà của cả hành lang Đông - Tây liên kết với Lào, Thái Lan và Myanma. Là nơi hội tụ các tuyến giao thông huyết mạch của Quốc gia.

Đồng Hới cũng là điểm đến đầu tiên và lý tưởng của hành trình khám phá Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và nhiều tuyến du lịch khác... Đây là thế mạnh tiềm tàng mà Đồng Hới luôn có lợi thế để phát triển.

Về diện tích đất đai, Đồng Hới là một thành phố trung bình về diện tích (155,71 km2), tuy nhiên do dân cư còn chưa phát triển nên mật độ dân số trung bình chỉ là 725 người/km2 và ở khu vực nội thành, nơi dân số tập trung cũng chỉ đạt 1.386 người/km2, thấp hơn nhiều so với các thành phố lớn khác. Do vậy, về quỹ đất còn rất lớn, còn nhiều khả năng mở rộng, quy hoạch và phát triển.

Về khí hậu - thời tiết, tuy nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng Đồng Hới phải chịu nhiều kiểu thời tiết cực đoan như: gió phơn Tây Nam khô nóng, rất khắc nghiệt trong những tháng mùa khô; gió mùa Đông Bắc gây nên giá rét, mưa dầm gió bấc, sương muối,... rất bất lợi cho sản xuất, đời sống mà đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến du lịch, dịch vụ. Hàng năm, tình trạng bão, gió lốc và lũ lụt thường xuyên xảy ra cũng gây khó khăn, thiệt hại cho sự phát triển và tăng trưởng của thành phố.

Về tài nguyên khoáng sản, Đồng Hới không có nhiều loại khoáng sản chỉ có một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, sét,... có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu cho các ngành công nghiệp gốm sứ, thủy tinh, vật liệu xây dựng phát triển ổn định lâu dài nếu có đầu tư hợp lý.

Về kinh tế, trong những năm gần đây thành phố tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, từng bước nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh trên thị trường; dịch vụ (trong đó có du lịch) phát triển mạnh, từng bước phát huy tiềm năng lợi thế và đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp phát triển tương đối toàn diện và chuyển dần theo hướng sản xuất hàng hóa, tích cực chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành. Tuy vậy, kinh tế Đồng Hới vẫn đang trong tình trạng phát triển chưa có bước đột phá, chuyển dịch cơ cấu chưa mạnh, thiếu bền vững, chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế sẵn có của một đô thị tỉnh lỵ và của một thành phố biển; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp; cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và tốc độ cải thiện chưa đáp ứng yêu cầu đô thị hóa; tỷ lệ hộ nghèo tuy không cao nhưng mức sống còn thấp, đời sống nhân dân khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn; tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông vẫn diễn biến phức tạp.

Về văn hóa - xã hội: giáo dục đã có bước phát triển mới về quy mô, nâng cao chất lượng, ngày càng đáp ứng tốt hơn việc đào tạo nguồn lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; y tế, văn hóa có nhiều chuyển biến cả về nội dung và hình thức; lĩnh vực khoa học công nghệ có nhiều chuyển biến tích cực; đã

thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và chính sách xã hội, từng bước nâng cao được đời sống của nhân dân.

Về môi trường, Đồng Hới là thành phố biển, công nghiệp ít phát triển, cư dân tập trung không nhiều nên vấn đề ô nhiễm môi trường chưa xảy ra nghiêm trọng. Tuy nhiên hoạt động dịch vụ, du lịch đang trên đà phát triển là một trong những nguyên nhân gây nên ô nhiễm (chủ yếu là rác thải, nước thải) tại các khu du lịch, các bãi tắm, các chợ và vùng ven sông, ven biển.

3.2. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Đồng Hới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)