Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 43 - 45)

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Đồng Hới là 15.570,56 ha, trong đó diện tích đất đã được khai thác sử dụng vào các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp là 14.895,08 ha (chiếm tới 95,60%), đất chưa sử dụng còn lại 675,48 ha (chiếm 4,34%).

b) Tài nguyên nước

Đồng Hới có nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống sông suối, ao hồ khá dày đặc và lượng nước mưa hàng năm lớn, tuy nhiên phân bố không đều theo các mùa trong năm. Tổng trữ lượng nước mặt ước tính đạt khoảng 500 - 600 tỷ m3, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo một phần nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất. Nguồn nước được cung cấp bởi hệ thống bốn sông chính trên địa bàn thành phố gồm: sông Nhật Lệ, sông Mỹ Cương, sông Lệ Kỳ và sông Cầu Rào, ngoài ra còn có 14 hồ, bàu chứa nước tự nhiên và nhân tạo khá phong phú, như hồ Thành, hồ Bàu Tró, hồ Phú Vinh,... với trữ lượng khoảng 35 triệu m3. Trong đó hồ Bàu Tró là hồ nước ngọt nằm giữa động cát, ngay cạnh biển, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu trước đây của thành phố với trữ lượng khai thác khoảng 9.000 m3/ngày đêm; hồ Phú Vinh đã và đang cung cấp nước sạch cho thành phố với công suất khoảng 19.000 m3/ngày đêm.

c) Tài nguyên khoáng sản

Theo số liệu điều tra khảo sát, trên địa bàn thành phố chỉ có nguồn khoáng sản phi kim loại (mang tính chất đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ) như: cao lanh, cát trắng thạch anh,... trong đó đáng chú ý có mỏ cao lanh tại xã Lộc Ninh có quy mô

và trữ lượng trên 30 triệu tấn, là mỏ thuộc loại lớn nhất nước ta. Ngoài ra, cát trắng thạch anh có trữ lượng hàng chục triệu tấn, phân bố trên địa bàn các xã, phường Lộc Ninh, Quang Phú, Hải Thành và Bảo Ninh; cát xây dựng cũng có trữ lượng lớn, đã và đang được khai thác phục vụ cho nhu cầu xây dựng của nhân dân; đồng thời còn có nhiều mỏ sét (trữ lượng khoảng 17 triệu m3), là điều kiện để phát triển sản xuất gốm sứ, gạch ngói và vật liệu xây dựng.

d) Tài nguyên nhân văn

Thành phố Đồng Hới là một đơn vị hành chính gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của tỉnh Quảng Bình. Các hiện vật khai quật tại khu vực hồ Bàu Tró cho thấy người Việt đã đến định cư và sinh sống ở khu vực này từ khoảng 5.000 năm trước đây (giai đoạn đồ đá mới). Trải qua một thời kỳ dài trong lịch sử, khu vực này là nơi giao tranh giữa các thế lực phong kiến, xây thành đắp lũy để làm nơi trấn biên. Cùng với việc xây dựng thành là việc phát triển thị (chợ búa), đưa dân cư tới sinh sống trong và xung quanh khu vực thành. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, người dân nơi đây đã viết nên trang sử quê hương rạng rỡ, với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, gắn liền với truyền thống anh dũng, kiên cường trong đấu tranh cách mạng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả tỉnh, Đồng Hới vừa là lũy thép kiên cường, tuyến đầu đánh Mỹ vừa là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam. Với nhiệm vụ xây dựng thành phố sau sự tàn phá khốc liệt của bom đạn chiến tranh, cùng với sự khắc nghiệt của thời tiết là công việc vô cùng khó khăn, vất vả và nhiều thử thách. Nhưng với truyền thống Anh hùng, cách mạng, niềm tự hào quê hương; ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đồng Hới đã huy động mọi nguồn lực, bước đầu tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch, phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi công cộng, chỉnh trang đô thị, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch... phù hợp với xu thế chung của cả nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình và khu vực.

Cộng đồng các dân tộc anh em trên địa bàn thành phố chung sống gắn bó đoàn kết, cần cù chịu khó, với những nét phong tục, lễ hội, tập quán văn hóa mang đậm bản sắc văn hoá như: hò khoan chèo cạn, múa bông ở Bảo Ninh, lễ hội cầu ngư ở Bảo Ninh, Hải Thành, lễ hội bơi trải truyền thống trên sông Nhật Lệ,... làm đa dạng và phong phú đời sống văn hóa sinh hoạt cộng đồng, cùng những thành tựu đạt được trong lao động, sản xuất,... đã đánh dấu sự nỗ lực vươn lên không ngừng của người dân xây dựng nên mảnh đất này. Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được sẽ là tiền đề và điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)