9. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non
sự yêu thương của gia đình, giáo viên và mọi người xung quanh. Khi trẻ sợ hãi, giáo viên nên động viên, an ủi trẻ, khi trẻ mắc sai lầm thì giáo viên cũng nên nhẹ nhàng phân tích để cho trẻ hiểu, tránh quát mắng làm trẻ hoảng sợ.
- Trẻ bắt đầu hình thành ý thức cá nhân. Tuy còn nhỏ nhưng ở giai đoạn mầm non, trẻ đã bắt đầu hình thành ý thức cá nhân của mình. Trẻ có thể tự đưa ra nhận xét khi xem một bộ phim hay nghe một bản nhạc hay. Ngoài ra, trẻ cũng rất chú ý đến những lời nhận xét của người khác dành cho mình.
Với đặc điểm tâm lý trẻ mầm non như vậy, giáo viên và cha mẹ nên quan sát và hỗ trợ trẻ trong quá trình hình thành ý thức, tránh cổ xúy cho những hành động sai hoặc chưa đúng của trẻ, tránh khen, chê, trách phạt trẻ trước mặt người khác để tránh làm trẻ thấy tự ti hoặc tự mãn về bản thân.
1.3.2. Mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non mầm non
Mục tiêu GDKNS cho trẻ ở trường mầm non là nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm. Giúp trẻ có thể thay đổi những hành vi từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực cho trẻ chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống. Khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai. Cụ thể theo chương trình giáo dục mầm non có các mục tiêu về kĩ năng sống đối với trẻ từ 3 đến 5 tuổi như sau:
- Ý thức về bản thân, luôn tự tin, tự trọng và biết tự bảo vệ an toàn cho bản thân
17
- Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật hiện tượng xung quanh.
- Hành vi và qui tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp