Nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 28 - 31)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non

- Quan tâm bảo vệ môi trường.

1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non mầm non

Nội dung GDKNS là những giá trị sống và kỹ năng sống tương ứng mà giáo dục cần hình thành cho trẻ. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 3- 5 tuổi bao gồm 4 nhóm: ý thức về bản thân, kiểm soát cảm xúc, ứng xử xã hội, quan tâm đến môi trường.

Căn cứ Chương trình Giáo dục mầm non ban hành theo thông tư số 17/2009/TT-BGD ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình Giáo dục mầm non và Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 về sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình Giáo dục mầm non [6] và theo yêu cầu mục tiêu GDKNS ở trường mầm non thì nhà trường cần giáo dục cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi theo các kỹ năng như sau [7]:

- Nhóm kỹ năng ý thức về bản thân: nhận biết giá trị của bản thân, kỹ năng tự bảo vệ trước những tình huống nguy hiểm.

- Nhóm kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Nhận biết, thể hiện cảm xúc, kiềm chế, chờ đến lượt, chia sẻ, đồng cảm....

- Nhóm kỹ năng ứng xã hội

+ Kỹ năng hợp tác: thể hiện sự thân thiện, hòa thuận cùng bạn, chia sẻ và giúp đỡ bạn khi cần thiết, cùng bạn hoàn thành nhiệm vụ đơn giản, tìm người giúp đỡ khi cần thiết.

+ Kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ: nhận làm một việc gì đó phù hợp với bản thân, có sự nỗ lực để hoàn thành công việc đến cùng.

18

+ Kỹ năng tuân thủ các qui tắc xã hội như: Qui tắc giao thông: đi bộ trên vỉa hè, đi bên phải đường, đi theo tín hiệu giao thông, không chơi dưới lòng đường, tránh xa ao hồ..; Qui tắc nơi công cộng: đi nhẹ, nói khẽ không làm ồn, không chen lấn xô đẩy, chờ đợi đến lượt, không vứt rác bừa bãi, không bẻ cành, bức lá, hái hoa, trêu chọc các con vật; Qui tắc khi làm khách: trò chuyện lễ phép, thân mật, chơi vui vẻ với bạn, không quậy phá, la to, không tự ý sử dụng, di chuyển đồ đạc của chủ nhà

+ Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép: Kỹ năng lắng nghe: nghe chăm chú, nhìn vào mắt người đối thoại; không ngắt lời, không nói leo; Kỹ năng thân thiện: chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay, cảm ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi làm phiền người khác; Kỹ năng bày tỏ ý kiến: mạnh dạn nói lên ý kiến, đề nghị của mình.

+ Kỹ năng tự phục vụ: tự cởi mặc quần áo, sử dụng nhà vệ sinh, xếp dọn đồ dùng cá nhân và xếp dọn đồ dùng chung của nhóm/ lớp.

-Nhóm kỹ năng quan tâm đến môi trường: sử dụng điện nước tiết kiệm; giữ gìn vệ sinh môi trường; Bảo vệ chăm sóc con vật và cây cối.

1.3.4. Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non

Kỹ năng sống không thể phát triển tự nhiên cùng với sự trưởng thành của trẻ. Để có được kỹ năng sống, trẻ cần được học, được người lớn dạy dần dần thông qua: thực hành, trải nghiệm trong những tình huống cụ thể trong cuộc sống; qua chơi; qua tương tác cùng bạn; qua các câu chuyện kể; qua các bài thơ, kịch rối...với các nhóm phương pháp sau:

- Nhóm phương pháp trực quan: bao gồm phương pháp trực quan làm

mẫu, phương pháp làm gương. Hầu hết các trẻ học kỹ năng xã hội thông qua quan sát, bắt chước những người lớn xung quanh. Đặc biệt, trẻ thường bắt chước những người lớn mà trẻ yêu mến. Do đó người lớn, cô giáo cần thể

19

hiện các cảm xúc phù hợp, làm mẫu cách biểu lộ tình cảm và kỹ năng xã hội để trẻ quan sát bắt chước và làm theo, nêu gương trẻ ở mọi lúc mọi nơi trong các tình huống phù hợp. Những phương pháp này giúp trẻ quan sát, bắt chước, tập thử, thực hành thường xuyên những kỹ năng sống cần hình thành. Để hình thành và có được những kỹ năng sống một cách bền vững, trẻ cần được luyện tập thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày.

- Nhóm phương pháp dùng lời: bao gồm các phương pháp thuyết trình,

trò chuyện, đàm thoại. Những phương pháp này giúp trẻ huy động tối đa những kinh nghiệm đã có, giải thích và khích lệ trẻ, hào hứng thực hiện kỹ năng sống. Thông qua việc tích lũy các ấn tượng cảm xúc, các hình ảnh, sẽ đặt nền tảng cho việc hình thành các kỹ năng sống cho trẻ. Giáo viên nên tận dụng các thời điểm trong ngày để trò chuyện với trẻ về các mối quan hệ, các hành vi ứng xử đúng sai của con người với con người, giữa con người với môi trường xung quanh...Giải thích để trẻ hiểu vì sao cần phải ứng xử như vậy. Khuyến khích trẻ suy nghĩ, chia sẻ cảm xúc, ý tưởng, thể hiện thái độ tích cực đối với con người và môi trường xung quanh. Khi trò chuyện, giải thích cho trẻ nên dùng câu đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, gắn với kinh nghiệm sống của trẻ. Giáo viên cần kiên nhẫn lắng nghe và trả lời câu hỏi của trẻ.

- Nhóm phương pháp thực hành: bao gồm các phương pháp trò chơi,

sắm vai, giao việc, trải nghiệm, giải quyết tình huống. Những phương pháp này giúp trẻ bắt chước, tập thử và tích cực thực hành thương xuyên các kỹ năng sống.

- Nhóm phương pháp nêu gương-đánh giá.: Trong việc giáo dục kỹ năng

sống, người lớn, giáo viên cần biết khen ngợi, động viên trẻ kịp thời, khen khi trẻ làm được một việc tốt, có cử chỉ đẹp, lời nói hay....Đánh giá ở trẻ hành vi đúng - sai, tốt - xấu; đánh giá những hành vi thể hiện sự mạnh dạn, tự tin, chủ động, biết quan tâm, giúp đỡ, đồng cảm, chia sẻ...từ đó có thể giúp trẻ tự thay đổi hành vi theo hướng tích cực.

20

Như vậy, có rất nhiều phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tuy nhiên trong quá trình tổ chức hoạt động GD giáo viên cần lựa chọn phương pháp và vận dụng phương pháp sao cho phù hợp với tình hình thực tế của lớp, cũng như nhu cầu, sở thích, khả năng của trẻ theo hướng "lấy trẻ làm trung tâm". Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm khác nhau,

không có phương pháp nào là tốt nhất, hiệu quả nhất nên giáo viên phải biết

phối hợp các phương pháp, thực hiện đúng theo quy trình khoa học và sử dụng thủ thuật mới đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)