Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 100 - 103)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ

dục kỹ năng sống cho trẻnhằm đạt hiệu quả cao trong thực tiễn

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá nhằm thu thập thông tin về tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Qua đó, hiệu trưởng đánh giá mức độ đạt được so với mục tiêu đề ra, từ đó đưa ra những quyết định kịp thời điều chỉnh hành vi của đối tượng mà hiệu trưởng đang quản lý, khắc phục những hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống nhằm đạt được kết quả tốt nhất theo mục tiêu đã đề ra.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

Thực hiện nội dung của chức năng kiểm tra, đánh giá trong quản lý để vận dụng vào hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với giáo viên mầm non là kiểm tra giám sát toàn bộ quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống

90

của giáo viên. Nghĩa là kiểm tra từ lúc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống, nội dung, hình thức cho đến kiểm tra, đánh giá trước, trong và sau quá trình tổ chức hoạt động. Kiểm tra toàn diện bao gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống của GV và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống.

- Cán bộ quản lý và tổ trưởng chuyên môn của nhà trường phải phối hợp xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá để đảm bảo thống nhất hoạt động kiểm tra, đánh giá chung trong nhà trường.

- Căn cứ vào mục tiêu và nội dung giáo dục kỹ năng sống; kết quả mong đợi và khả năng thực tế của trẻ để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống của trẻ ở 2 mức: Đạt và Chưa đạt.

Căn cứ vào yêu cầu tiết dạy và điều kiện phương tiện của đơn vị và năng lực của giáo viên để xây dựng thang điểm đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống của giáo viên ở các mức độ: Chưa đạt yêu cầu, Đạt yêu cầu, Khá, Tốt.

Triển khai kế hoạch kiểm tra đánh giá đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên. Tổ chức lấy ý kiến về các tiêu chí kiểm tra đánh giá trên trẻ và giáo viên.

Thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với giáo viên qua các hình thức

- Kiểm tra thường xuyên: kiểm tra giáo viên đi liền với hoạt động của nhà trường, việc kiểm tra được tiến hành trong suốt thời gian một năm học.

- Kiểm tra đột xuất: kiểm tra giáo viên vào một thời điểm bất kỳ nhằm đánh giá đúng thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống của giáo viên đó.

- Sử dụng cán bộ quản lý, các tổ trưởng và một số giáo viên cốt cán để làm lực lượng đánh giá. Hiệu trưởng có uỷ quyền tăng cường trách nhiệm cho

91

các phó hiệu trưởng, cho các tổ trưởng nhưng vẫn dưới sự giám sát của hiệu trưởng. Khi thực hiện, kiểm tra phải dựa vào quy chế kế hoạch đã xây dựng từ trước.

- Cha mẹ của trẻ cũng có thể là lực lượng đánh giá đắc lực, thông qua các chỉ số ở sổ liên lạc phụ huynh có thể tham gia đánh giá mức độ đạt kỹ năng của trẻ khi ở nhà.

- Phản hồi các kết quả kiểm tra đánh giá cho đối tượng được kiểm tra đánh giá. Phản hồi bằng biên bản kiểm tra đối với giáo viên và phản hồi bằng sổ liên lạc đối với kết quả kiểm tra, đánh giá trẻ. Tuy nhiên, khi kết luận đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần căn cứ vào kết quả cuối độ tuổi năm học vì để có được kỹ năng là cả một quá trình luyện tập của trẻ chứ không thể kết luận đánh giá ngay trong một hoạt động giáo dục.

Hiệu trưởng cần có thái độ kiên quyết phê bình những giáo viên không thực hiện tốt các quy chế chuyên môn, cố tình không khắc phục hoặc chậm khắc phục các hạn chế dẫn đến tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống không đạt hiệu quả.

Hiệu trưởng cần động viên và khen thưởng kịp thời đối với những giáo viên thực hiện tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, khắc phục và sửa chữa tốt khuyết điểm.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

Thành lập tổ kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện và kiểm tra đột xuất hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Thành viên tổ kiểm tra có đủ năng lực kiểm tra như trình độ chuyên môn, hiểu chuẩn xác các yêu cầu của tiêu chí đánh giá, có kinh nghiệm như kỹ năng quan sát, nhận xét và thu thập, đánh giá các thông tin thu thập được bằng nhiều hình thức khi kiểm tra. Nắm vững qui chế kiểm tra đánh giá theo đúng hướng dẫn của Sở và Phòng Giáo dục Đào tạo.

92

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)