Tổ chức bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực của giáo viên trong tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 103 - 107)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.6. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực của giáo viên trong tổ

trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp yêu cầu đổi mới giáo dục

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Rèn luyện cho giáo viên nhận thức đúng về sự cần thiết của phẩm chất đạo đức của người giáo viên mầm non và những kiến thức khoa học, nghiệp vụ sư phạm về tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non. Tù đó, nhận thức sâu sắc sự ảnh hưởng của bản thân đối với trẻ và mọi người xung quanh. Có ý thức tích cực bồi dưỡng phẩm chất và năng lực trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Trước thời kỳ đổi mới của đất nước, người hiệu trưởng cần có biện pháp để bồi dưỡng, rèn luyện và nâng cao phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cho giáo viên. Giáo viên có phẩm chất năng lực tốt là người đã tích lũy được vốn tri thức, hiểu biết về kĩ năng nhất định để tổ chức tốt hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ .

Đã là người cán bộ thì ở bất cứ lĩnh vực nào cũng phải có những phẩm chất tốt. Nhưng không có lĩnh vực nào mà phẩm chất của người cán bộ lại ảnh hưởng sâu sắc đến người khác như người giáo viên đối với trẻ. Bởi vậy, phẩm chất của người giáo viên vừa là điều kiện, vừa là phương tiện để giáo dục trẻ trong tất cả các hoạt động giáo dục nhất là giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng tìm hiểu về chủ trương, đường lối chính sách của đảng và nhà nước, về ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Vì có hiểu được đường lối, chủ trương thì giáo viên mới có niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng, chủ trương của nhà nước, của ngành giáo dục, đó cũng là cơ sở để giáo viên mầm non gắn bó cuộc đời mình với sự nghiệp trồng người,

93

ươm mầm cho thế hệ tương lai.

- Thông cảm, chia sẻ với cán bộ quản lý và giáo viên trước những áp lực của xã hội đối với nghề nghiệp do một số giáo viên gây ra các nạn bạo hành trẻ làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh giáo viên mầm non. Động viên, khuyến khích giáo viên tin vào bản chất tốt đẹp của con người, sự trong sáng hồn nhiên của trẻ để lao động tận tụy với nghề, tận tâm với trẻ, tôn trọng và yêu thương trẻ. Vì có yêu trẻ giáo viên mới có thể yêu nghề và vượt qua được các bất cập chưa được tháo gỡ như: chế độ tiền lương chưa tương xứng với thời gian lao động và công việc đảm nhiệm; thái độ thiếu tôn trọng của một số phụ huynh đối với giáo viên mầm non.

- Nhắc nhở kịp thời để giáo viên kiềm chế cảm xúc, hành vi không hay khi gặp bức xúc, khó khăn. Gương mẫu trong các mối quan hệ giữa cán bộ quản lý với giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với phụ huynh và nhất là khi giao tiếp với trẻ. Trẻ sẽ nhanh chóng ghi nhận các hành vi đẹp lẫn chưa đẹp của cô để trang bị cho kỹ năng giao tiếp, ứng xử của mình trong quá trình được rèn luyện giáo dục kỹ năng sống.

- Trước khi nhận giáo viên vào làm việc chính thức, cần xét đến phẩm chất và lòng yêu trẻ, yêu nghề của giáo viên. Chỉ khi người giáo viên có lòng yêu nghề thì mới có đủ sức mạnh và nghị lực để vượt qua mọi khó khăn để gắn bó với nghề, và khi thực sự yêu nghề họ mới làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, luôn phấn đấu không ngừng để nâng cao trình độ, năng lực và hoàn thiện bản thân mình.“Người thầy giỏi nhất dạy bằng trái tim chứ không phải từ sách vở”.

- Hiệu trưởng cần xây dựng được một tập thể thân ái, đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ đồng nghiệp cả về vật chất và tinh thần, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, nề nếp, kỉ cương, dân chủ,... sẽ giúp giáo viên mầm non yên tâm công tác, sẵn sàng vì sự lớn mạnh của tập thể. Đây cũng là

94

môi trường tiêu diệt những phẩm chất không tốt của giáo viên và tạo niềm tin cho phụ huynh yên tâm đưa trẻ đến trường.

- Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được thành công, GV phải hiểu rõ bản chất của hoạt động giáo dục kỹ năng sốngđể tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục của mình một cách khoa học, đúng quy luật nhận thức của trẻ, nắm được những yêu cầu cần phải đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục để áp dụng một cách có hiệu quả.

- Khi tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thì người giáo viên cần có năng lực xây dựng chương trình giáo dục, năng lực lập kế hoạch giáo dục dài hạn, năng lực xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục giáo dục kỹ năng sống..., và kèm theo các kĩ năng sống cụ thể.

- Bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp giáo dục trẻ, biết vận dụng phương pháp dạy theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, "học bằng chơi, chơi mà học". Qua đó, giáo viên tự trang bị thêm cho mình kinh nghiệm để giải quyết các tình huống xảy ra trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

- Bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán và tất cả giáo viên các kỹ năng lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ theo chủ đề, kỹ năng tổ chức giáo dục kỹ năng sống theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ.

- Biết tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm lớp, kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trẻ, kỹ năng quản lý lớp học, kỹ năng giao tiếp với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng.

- Bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ theo giai đoạn và theo chủ đề (tùy

95

vào độ tuổi của trẻ). Từ đó, có kế hoạch thay đổi phương pháp, phương tiện, hình thức nhằm tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sốngphù hợp với trẻ.

- Tổ chức thao giảng, hội giảng giữa các trường mầm non nhằm giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau, chọn lọc những nội dung tiêu biểu, những thành tích của các trường tiêu biểu giúp giáo viên có thêm kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống.

- Đánh giá năng lực giáo viên bằng nhiều hình thức khác nhau tại những thời điểm khác nhau: Kiểm tra nhận thức xã hội và chuyên môn bằng phiếu trắc nghiệm; quan sát quá trình tổ chức một hoạt động; đàm thoại để biết ý tưởng xây dựng kế hoạch /môi trường học tập cho trẻ; giao một nhiệm vụ nhất định; dự giờ dạy không báo trước, sắp đặt để giáo viên ứng xử các tình huống sư phạm; vv... Đánh giá định kì và đánh giá thường xuyên. Ngoài cán bộ quản lí làm nhiệm vụ kiểm tra, cần lấy nguồn thông tin đánh giá (có minh chứng) từ đồng nghiệp, từ các bậc phụ huynh, từ trẻ,... và tự đánh giá của giáo viên. Các hình thức đánh gia cần công khai cho giáo viên biết trước và thông báo kết quả đánh giá. Thay vì tìm kiếm nhược điểm, cán bộ quản lý cần phát hiện được nhiều mặt ưu điểm của mỗi giáo viên hoặc những tiến bộ so với lần đánh giá trước. Giáo viên dễ dàng chấp nhận nếu kết quả đánh giá là khách quan và chính xác. Cho giáo viên biết họ có năng lực và có thể làm rất tốt lĩnh vực nào đó, đồng thời khuyến khích, động viên họ cố gắng hơn vì tập thể.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Cán bộ quản lý và giáo viên cần nắm rõ tinh thần văn bản hướng dẫn đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Người quản lý cần động viên, khuyến khích Cán bộ quản lý và giáo viên thực hiện đúng các kế hoạch đã triển khai của đơn vị về học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Theo dõi, kiểm tra cá nhân ðể kịp thời sữa chữa cũng nhý hỗ trợ cán bộ quản lý và giáo viên trong quá trình học tập và hoàn thiện. Công khai nhận xét, phản ánh

96

của xã hội, phụ huynh, đồng nghiệp về cá nhân khi có sai phạm trên tinh thần xây dựng. Bên cạnh đó cần giới thiệu và nhân rộng những cá nhân điển hình đúng người, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 103 - 107)