Vai trò của người hiệu trưởng trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 36 - 38)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4.1. Vai trò của người hiệu trưởng trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng

1.4.1. Vai trò của người hiệu trưởng trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của trường mầm non. Hiệu trưởng đóng một vai trò hết sức quan trọng thực hiện thành công chương trình giáo dục mầm non trong đó có GDKNS cho trẻ. Hiệu trưởng chính là người chỉ huy trong việc lái con thuyền giáo dục của nhà trường theo đúng hướng, đúng yêu cầu của ngành đề ra, đó là người nắm toàn cảnh về nhân lực, vật lực cũng như cách thức kết hợp chúng lại với nhau để tạo ra kết quả GDKNS cho trẻ theo đúng mục tiêu.

26

Hiệu trưởng còn có vai trò lớn trong quá trình đào tạo kỹ năng cho giáo viên ở trong nhà trường. Thiết lập điều kiện môi trường tích cực, bao gồm sự kết nối thông tin với CMHS, xây dựng bộ mặt nhà trường lành mạnh, nâng cao điều kiện môi trường bên trong và ngoài lớp học. Thúc đẩy các giá trị của giáo viên vànhà trường, giải quyết các vấn đề chưa thống nhất trong công tác chăm sóc giáo dục ở đơn vị. Thu hút sự tham gia của các mạnh thường quân vào nhà trường, kết nối nhà trường với các hoạt động của địa phương...

Nhằm phát huy vai trò quản lý và đạt hiệu quả chức năng quản lý GDKNS cho trẻ ở trường mình đang công tác, Hiệu trưởng cần:

-Lập kế hoạch quản lý hoạt động GDKNS. Kế hoạch hóa là chức năng quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý vì thiếu tính kế hoạch, quản lý giáo dục khó đạt kết quả cao.

-Tổ chức triển khai kế hoạch GDKNS nhằm tiếp nhận, phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra. Hiệu trưởng cần nêu rõ trách nhiệm, triển khai kế hoạch đến các đối tượng quản lý: phân tích mục tiêu, xác định phân loại các hoạt động cần thiết để thực hiện mục tiêu. Huy động nguồn lực thực hiện các hoạt động quản lý giáo dục, xây dựng kế hoạch dài hạn, tầm nhìn tương lai cho nhà trường, dự báo đón đầu để chủ động điều chỉnh sai lệch trong quá trình tổ chức các hoạt hoạt động để đạt mục tiêu đã đề ra. Trong quá trình quản lý tổ chức thực hiện, hiệu trưởng cần dùng nhiều biện pháp khuyến khích, động viên, khen thưởng thỏa đáng, xử lý kịp thời giáo viên để tác động đến đối tượng thực hiện GDKNS có hiệu quả..

-Chỉ đạo giáo viên thực hiện kế hoạch GDKNS. Thực hiện quyền chỉ huy của hiệu trưởng và hướng dẫn khai thác các nhiệm vụ để thực hiện chỉ đạo hoạt động GDKNS. Thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm của CBQL để giao

27

nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên và từng thành viên trong tổ giúp việc theo đúng kế hoạch, đúng vị trí công tác được phân công; giao việc thông qua các quyết định, giao việc phải cụ thể rõ ràng và hợp lý giữa yêu cầu công việc và điều kiện của mỗi cá nhân nhằm giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

-Người quản lý giỏi là người biết tiến hành kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục nói chung và việc thực hiện kế hoạch GDKNS nói riêng. Qua kiểm tra đánh giá sẽ giúp CBQL phát hiện những mặt tốt, mặt tích cực để động viên khuyến khích những ưu điểm, đồng thời có biện pháp nhắc nhở điều chỉnh sai sót, lệch lạc nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình GDKNS. Kiểm tra, đánh giá cũng là cơ sở để CBQL xây dựng tốt kế hoạch GDKNS về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức hoạt động GDKNS sao cho phù hợp với trẻ và điều kiện thực tế của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)