Thực trạng phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 61 - 63)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Thực trạng phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho

sống cho trẻ ở trường mầm non

Chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống phụ thuộc rất lớn vào phương pháp tổ chức. Thực trạng sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ở thị xã Hồng Ngự được chúng tôi khảo sát và thu được kết quả ở bảng 2.8.

51

Bảng 2.8. Kết quả thực hiện phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non

TT Nội dung CBQL GV

ĐTB TH ĐTB TH

1 Thuyết trình 2.89 4 1.85 7

2 Đàm thoại 4.00 1 2.50 3

3 Trực quan (làm mẫu, làm gương) 3.78 2 2.71 2

4 Nêu gương 3.56 3 2.81 1

5 Sắm vai 2.00 7 2.04 6

6 Trò chơi 2.11 6 2.06 5

7 Tình huống 2.22 5 2.18 4

Theo kết quả thống kê trong bảng 2.8 thì phương pháp đàm thoại được CBQL xếp thứ bậc 1 có điểm trung bình tuyệt đối được CBQL đánh giá là thực hiện rất thường xuyên. Thật vậy, qua tham khảo các phiếu đánh giá dự giờ giáo viên thì phần nhận xét phương pháp giảng dạy thường được ghi là “phương pháp giản dạy đơn điệu, sử dụng phương pháp đàm thoại trong suốt tiết học, dễ gây nhàm chán, không thu hút, trẻ không tập trung thực hiện theo yêu cầu của cô”. Qua trao đổi với CBQL và GV thì đa số do giáo viên chưa tiếp cận tốt phương pháp giáo dục "lấy trẻ làm trung tâm" nên khi chưa biết tạo cơ hội hoặc cho trẻ trải nghiệm, khám phá nhất là tạo tình huống để trẻ xử lý, còn hạn chế về số lượng đồ dùng đồ chơi để trẻ trải nghiệm, sắm vai khi chơi hoặc tham gia trò chơi. Đa số các cháu thường được trải nghiệm, chơi theo nhóm còn về luyện tập cá nhân thì chỉ 1 vài cá nhân. Bên cạnh đó còn nguyên nhân là do sĩ số trẻ ở các lớp khá đông, nên giáo viên sẽ phải mất nhiều thời gian nếu rèn luyện cho từng trẻ, GV phải chuẩn bị số lượng đồ dùng dồ chơi rất nhiều vì đặc thù ngành học mầm non là trẻ thích trải nghiệm

52

với đồ vật, mỗi nội dung, mỗi yêu cầu cô ra đều phải có đồ dùng, dụng cụ, hình ảnh để trẻ tư duy, không thể dạy "chay" hoặc yêu cầu trẻ tư duy tưởng tượng sẽ khiến trẻ nhàm chán, không thu hút trẻ... Nhìn chung, GV thường sử dụng các phương pháp truyền thống, việc đổi mới phương pháp chưa được thực hiện tốt nhất là chưa tạo cơ hội để phát huy tích tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)