Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 77 - 79)

9. Cấu trúc của luận văn

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống

kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Chúng tôi tiến hành khảo sát để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự và thu được kết quả ở bảng 2.21 như sau:

67

Bảng 2.21. Kết quả khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý công tác GDKNS ở các trường mầm non.

TT Nội dung CBQL GV

ĐTB TH ĐTB TH

1 Chỉ đạo các cấp quản lý về hoạt động

giáo dục kỹ năng sống 3.67 3 3.04 2

2 Năng lực của CBQL giáo viên về công

tác giáo dục kỹ năng sống 3.78 2 2.92 3 3 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ 3.56 4 3.05 1 4 Tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt động

giáo dục kỹ năng sống 3.22 6 2.81 6

5 Nhận thức về công tác giáo dục kỹ năng

sống của các lực lượng giáo dục 4.00 1 2.82 5 6 Sự phối hợp của ban ngành, đoàn thể và

phụ huynh về hoạt động kỹ năng sống 3.00 7 2.79 7

7 Môi trường giáo dục 3.33 5 2.91 4

Theo kết quả khảo sát cho thấy: với góc độ quản lý các CBQL cho rằng yếu tố "Nhận thức về công tác giáo dục kỹ năng sống của các lực lượng giáo dục" có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động GDKNS cho trẻ, có điểm trung bình là 4.00, xếp thứ hạng 1. Tác giả cũng đồng tình với quan điểm trên vì có nhận thức đúng được ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động GDKNS thì các lực lượng mới có thể định hướng được những việc cần làm để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Còn đối với góc độ là GV thì đánh giá yếu tố "Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ" có sức ảnh hưởng lớn thứ hạng 1 với điểm trung bình 3.05. Theo trò chuyện với giáo viên thì cho dù có thực hiện tốt các yếu tố trên nhưng trẻ ương bướng không hợp tác thì hiệu quả GDKNS cho trẻ cũng không cao. Thật vậy, khi dự giờ hoạt động của trẻ mầm non sẽ nhận thấy được nhiều phen dở khóc dở cười của giáo viên khi trẻ không chịu hợp

68

tác vì một lý do nào đó, điều này có thể phá hỏng cả công trình đầu tư của giáo viên nếu như không xử lý tốt tình huống.

Tuy nhiên, dù quan điểm chưa thống nhất về mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác GDKNS ở các trường mầm non nhưng điểm trung bình cho thấy CBQL và GV đánh giá các yếu tố đó ảnh hưởng và rất ảnh hưởng đến công tác quản lý GDKNS. Hiệu trưởng cần có biện pháp để phát huy tốt các yếu tố trên nhằm mang lại hiệu quả GDKNS cho trẻ tốt nhất ở đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)