KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 114 - 118)

1. Kết luận

Kết quả của đề tài nghiên cứu cho thấy trên cơ sở phân tích và nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non tác giả rút được kết luận như sau:

1.1. Về mặt lí luận

Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, tổng hợp được các vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống, xác định rõ nội hàm của các khái niệm cơ bản về hoạt động, giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, đặc điểm phát triển của trẻ, mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức, đánh giá, các nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cở các trường mầm non.

Kết quả nghiên cứu lý luận có thể rút ra được kết luận: giáo dục kỹ năng sống là vấn đề rất cần thiết góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở các trường mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện, tạo tiền đề cho trẻ bước vào lớp một.

1.2. Về mặt thực tiễn

Qua các số liệu thu thập được từ phiếu khảo sát tác giả đã tổng hợp và phân tích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp tác giả thấy được nhiều ưu điểm tích cực trong công tác quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống, đa số đội ngũ CBQL và giáo viên đã có những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, mức độ thực hiện các chức năng quản lí tương đối tốt. Tuy nhiên còn 1 vài hạn chế: chưa linh hoạt trong việc sử dụng và kết hợp các phương pháp giáo dục kỹ năng sống, chưa chú ý rèn luyện KNS đều ở các hoạt động và việc đầu

104

tư cho phương tiện giáo dục còn hạn chế và chưa trang bị đủ dụng cụ để tổ chức kiểm tra đánh giá như là bộ công cụ.

1.3. Về biện pháp đề xuất

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đó là:

-Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ, ban ngành đoàn thể về công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non.

- Tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung GDKNS cho trẻ theo đúng qui định của ngành, tình hình thực tế của đơn vị và đáp ứng yêu cầu của xã hội.

- Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cho hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Chỉ đạo tăng cường đầu tư phương tiện, thiết bị, đồ dùng đồ chơi, trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với chất lượng giáo dục hiện đại.

- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm đạt hiệu quả cao trong thực tiễn.

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực của giáo viên trong tổ chức hoạt động GDKNS cho trẻ phù hợp yêu cầu đổi mới giáo dục

Tác giả đã tiến hành khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp nêu trên. Kết quả khảo nghiệm đã phản ánh được ý nghĩa về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong Luận văn.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

- Ban hành các tài liệu sách, tranh ảnh, vedeo về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non với nội dung và hình ảnh phù hợp với yêu cầu chương trình GDMN theo từng độ tuổi.

105

- Ban hành các tiêu chí đánh giá việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống của giáo viên và mức độ đạt được các KNS của trẻ theo yêu cầu của chương trình GDMN

2.2. Đối với Sở GD&ĐT Đồng Tháp

Tăng cường tập huấn cho CBQL và GV cốt cán về tổ chức giáo dục kỹ năng sống qua hội thảo, qua dự giờ. Qua đó tạo điều kiện cho CBQL và GV trình bày các khó khăn vướn mắc trong quá trình quản lý tổ chứ choạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

2.3. Đối với Phòng GD&ĐT thị xã Hồng Ngự

- Phân bổ biên chế giáo viên đủ theo đúng qui định/ lớp để giúp giáo viên tổ chức GDKS đạt hiệu quả hơn.

- Chỉ đạo các trường mầm non thu nhận trẻ đảm bảo theo sĩ số qui định, tránh để tình trạng quá tải trẻ và hạn chế lớp ghép nhất là ở các điểm dạy chính.

- Tham mưu UBND thị xã hỗ trợ nhà trường một phần kinh phí cho việc trang bị và tu dưỡng các phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học hằng năm. Qui định cụ thể % đồ dùng phải được bổ sung theo danh mục qui định trong mỗi năm học.

- Tổ chức tập huấn cho CBQL và GV đại trà về công tác tổ chức hoạt động GDKNS cho trẻ ở các hoạt động giáo dục khác trong ngày.

- Tăng cường kiểm tra đánh giá chất lượng quản lý tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống của các trường mầm non.

2.4. Đối với các trường mầm non thị xã Hồng Ngự

- Xây dựng kế hoạch phối hợp với BĐD cha mẹ của trẻ, các đoàn thể để thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

- Thu nhận trẻ đủ số lượng tối đa theo qui định nhằm hỗ trợ giáo viên rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ được nhiều hơn.

106

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để đầu tư phương tiện, đồ dùng thiết bị hỗ trợ cho giáo viên tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ hiệu quả.

- Hỗ trợ giáo viên trong việc lập kế hoạch GD, soạn giảng nhất là gợi ý các đề tài sao cho phù hợp với yêu cầu nội dung giáo dục kỹ năng sống và phù hợp với chủ đề trong năm học.

- Có các biện pháp tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống để nâng cao nhận thức của phụ huynh và cộng đồng về công tác giáo dục trẻ. Tăng cường mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ

2.5. Đối với cha mẹ trẻ

- Phối hợp tích cực với nhà trường trong việc rèn luyện cho trẻ các kỹ năng sống theo hướng dẫn của GV.

- Dành nhiều thời gian để quan tâm đến trẻ, tôn trọng trẻ, trò chuyện, đồng hành cùng với trẻ trong mọi hoạt động để kịp thời phát hiện, nắm bắt được các khuyết điểm của trẻ từ đó phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng sống còn hạn chế ở trẻ.

- Không nuông chìu trẻ thái quá, tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm để có thể ứng phó với các tình huống xảy ra dù có hay không có người lớn bên cạnh.

107

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)